Những người nuôi gián ở Trung Quốc quyết tâm biến gián trở thành một món nhậu đắt khách.
Khi ông chủ Li Bingcai mở cánh cửa trang trại nuôi gián, một con gián bay vù vào mặt ông. Ông hất nó trở lại căn phòng tối tăm, nơi khoảng 10 triệu con gián đang bò toán loạn.
Ông Li Bingcai - chủ trại gián ở Yibin, Tứ Xuyên, Trung Quốc - bỏ một con gián non vào miệng nhai ngon lành. Ảnh: AFP
Thức ăn của gián là hỗn hợp bột ngô, vỏ trái cây và củ quả nghiền mịn. Ảnh: AFP
Loài sinh vật 6 chân này vẫn luôn mang tiếng xấu trong thế giới côn trùng song ông Li cùng với những người nuôi gián khác ở Trung Quốc đã quyết tâm dùng gián để phát triển một ngành kinh doanh có lãi.
Một số người nuôi gián để làm dược liệu, thức ăn trong chăn nuôi hoặc xử lý rác thực phẩm. Ông Li nuôi chúng để bán cho các nhà hàng làm món nhậu.
Đầu bếp chế biến món gián chiên. Ảnh: AFP
Món gián chiên giòn kết hợp nhiều loại gia vị đặc trưng của vùng Tứ Xuyên. Ảnh: AFP
Ông Li nói: "Gián được nuôi trong môi trường vệ sinh. Chúng ăn thức ăn phù hợp, không có gì nhân tạo".
Một nhà hàng gần cơ sở của ông Li đã chiên gián cùng với tương ớt Tứ Xuyên cay nổi tiếng, làm thành món ăn hấp dẫn cho những người dũng cảm. "Mọi người sẽ không tin gián ngon đến thế nào cho đến khi họ thử ăn", ông Li nói.
Ảnh: AFP
Được biết đến với tên gọi thông thường là gián Mỹ, Periplaneta Americaana là một trong những loài gián lớn nhất và được dùng làm thuốc chữa trị nhiều loại bệnh như đau dạ dày, bệnh về đường hô hấp và làm thuốc bổ.
"Gián có khả năng miễn dịch tuyệt vời, đó là lý do tại sao con người sẽ có lợi sau khi ăn chúng", ông Li nói. Ở Trung Quốc, gián được mệnh danh là "Tiểu Cường" vì chúng có thể sống sót nhiều ngày ngay cả khi bị cắt đứt đôi người.
Chuồng gián là những miếng gỗ vuông vắn, ghép lại với nhau bằng ống nhựa. Gián được nuôi trong phòng tối, độ ẩm cao và ấm áp, không khí bốc mùi hôi như quần áo lâu ngày không giặt. Ảnh: AFP