Nằm lòng kinh nghiệm lễ chùa Tam Chúc 2023: Chơi ở đâu, ăn những gì, chi phí ra sao?

H.M - Ngày 21/02/2023 11:38 AM (GMT+7)

Đầu năm nếu có kế hoạch đi lễ chùa Tam Chúc thì nhất định bạn phải nắm vững những kinh nghiệm này!

Hằng năm, chùa Tam Chúc đón tiếp hàng nghìn lượt khách đến vãn cảnh, tham quan. Nơi đây không chỉ là một điểm đến tâm linh mà còn là một danh thắng với nhiều địa điểm ngắm cảnh tuyệt đẹp.

Cách trung tâm Hà Nội khoảng 60km, chùa Tam Chúc nằm ở trong quần thể khu du lịch Tam Chúc, đây là Quần thể du lịch tâm linh trọng điểm, nổi tiếng và là điểm nối liền 4 tỉnh: Hà Nội – Hà Nam – Hòa Bình – Ninh Bình. Chùa Tam Chúc là địa điểm yêu thích của rất nhiều du khách, bởi ngôi chùa có một khung cảnh rất huyền bí, thơ mộng, được mệnh danh là một trong những ngôi chùa Phật giáo nổi tiếng nhất ở Việt Nam và cũng là một trong những ngôi chùa lớn nhất thế giới. Quần thể du lịch Tam Chúc có diện tích rất đồ sộ, lên tới hơn 500ha.

Nằm lòng kinh nghiệm lễ chùa Tam Chúc 2023: Chơi ở đâu, ăn những gì, chi phí ra sao? - 1

Ngoài ra phía trước chùa chính là hồ Lục Ngạn với mặt hồ nước xanh bát ngát. Trong khi đó núi Thất Tinh lại ở phía sau chùa với những dãy đá vôi bao xung quanh. Đây là đặc điểm khiến ngôi chùa càng trở nên đặc biệt hơn so với những ngôi chùa khác.

Bảng giá tham khảo các loại dịch vụ ở chùa Tam Chúc:

Vé đò loại 10 khách/1 đò: 200000 đồng/khách

Vé tàu VIP (có tiệc trà): 250.000 đồng/khách

Vé xe điện: 50.000 đồng/khách (khách xá – chùa cổ)

Vé thuyền phổ thông + xe điện: 240.000 đồng/người 

Vé thuyền VIP + xe điện: 270.000 đồng/người

Ăn buffet trưa tại nhà hàng Thủy Đình: 130.000 đồng/người

Ăn set menu từ 130.000 đồng/người

Ăn tối trên thuyền từ 300.000/người

Những điểm tham quan ở chùa Tam Chúc

Điện Tam Thế

Đến đây, bạn sẽ được tham quan điện Tam Thế. Nơi đây có diện tích lên tới 5.400m2. Điện Tam Thế một trong những công trình được coi là chủ đạo của Chùa Tam Chúc – Hà Nam. Ba pho tượng Phật – Tam Thế được làm bằng đồng đen đại diện cho quá khứ, hiện tại và vị lai ở ngay trong sảnh chính của điện. Mỗi pho tượng ở đây có trọng lượng rất nặng khoảng hơn 80 tấn. Một cánh sen dát vàng đều có ở phía sau mỗi bức tượng.

Nằm lòng kinh nghiệm lễ chùa Tam Chúc 2023: Chơi ở đâu, ăn những gì, chi phí ra sao? - 2

Chùa Ngọc

Chùa Ngọc là một trong những công trình thu hút du khách nhất, đây cũng là một trong những hạng mục chính của Chùa. Khi đi qua Tam Điện chính, bạn cần phải leo bộ một đoạn khá xa để có thể đến được Chùa Ngọc.

Chùa Ngọc hoàn toàn không dùng bê tông mà được tạo ra hoàn toàn từ đá granite. Ngôi chùa cao 13 mét, có kiến trúc ba tầng. Ngôi chùa này có mức nặng khoảng 2000 tấn mặc dù diện tích sàn chỉ có 13m2 chúng cao hơn mực nước biển 468m. Trong chùa có thờ một pho tượng Phật A Di Đà có cân nặng trên 4 tấn, được làm từ đá hồng ngọc quý được nhập khẩu từ Myanmar.

Vườn Cột Kinh

Từ cổng Tam Quan để bắt đầu hành lễ tại điện Quan Âm, điện Pháp Chủ và cuối cùng là điện Tam Thế, bạn sẽ đi qua 32 cột Kinh hay còn gọi là Vườn Cột Kinh. Lấy ý tưởng từ Bảo vật quốc gia cột kinh chùa Nhất Trụ ở cố đô Hoa Lư, thành phố Ninh Bình, vườn Cột Kinh chùa Tam Chúc được phục dựng lại với quy mô không hề kém.

Ngoài ra, bạn có thể tham quan điện Pháp Chủ, điện Quan Âm, Bảo Tháp, Tháp Chuông và các công trình hạ tầng, phụ trợ, khu học viện phật giáo, khu đón tiếp,…

Thời điểm đi chùa Tam Chúc

Du khách có thể lựa chọn đến đây tùy thuộc vào sở thích của bản thân. Nếu muốn tham gia các hoạt động trong mùa lễ hội thì bạn nên ghé thăm vào khoảng tháng 1 – tháng 3 thời điểm này có vô số các hoạt động thú vị.

Nằm lòng kinh nghiệm lễ chùa Tam Chúc 2023: Chơi ở đâu, ăn những gì, chi phí ra sao? - 3

Ngoài ra, chùa Tam Chúc đẹp nhất vào mùa thu, mùa xuân bởi lúc này khí hậu rất mát mẻ. Nếu bạn muốn ngắm Chùa Tam Chúc vào khoảng thời gian thiên nhiên đẹp nhất thì nên đến đây vào tháng 9 – tháng 11. Vào thời điểm này thời tiết rất dễ chịu, cây cối bắt đầu ngả dần sang màu vàng. Khi đi xe điện hay là du thuyền ngắm hồ đều rất tuyệt.

Vào mùa hè bạn cần phải chuẩn bị kĩ trang phục, cần mang theo áo chống nắng, mũ, nó, chai nước. Còn vào mùa đông, do có hồ và núi cao nhiệt độ sẽ lạnh nên khi ghé chùa Tam Chúc bạn cần chuẩn bị mũ áo dày để giữ ấm cho cơ thể của mình. Các bạn cũng có thể lựa chọn ghé chùa Tam Chúc vào các ngày như: Ngày Phật Đản (15/4 âm lịch), lễ Vu Lan (15/7 âm lịch), lễ Trung Thu (15/8 âm lịch), lễ Phật thành đạo (8/12 âm lịch). Đây đều là những ngày lễ quan trọng của Phật giáo.

Ăn gì ở chùa Tam Chúc?

Bạn có thể chuẩn bị trước đồ ăn khi tham quan chùa Tam Chúc. Nhưng nếu ngại mang vác nhiều đồ nặng, ở đây cũng có nhiều nơi bán các loại đồ ăn nhẹ, như mì tôm, xúc xích, bánh kẹo, đồ uống…

Vào buổi trưa các bạn có thể đến Nhà hàng Thủy Đình để dùng bữa, ở tầng 3 trung tâm hội nghị Quốc tế Vesak. Ở đây sẽ có đầy đủ suất cơm hay cơm theo mâm với mức giá cả khác nhau từ thấp đến cao. Bạn có thể thoải mái lựa chọn tùy vào nhu cầu mỗi người. Nhà hàng cũng sẽ phục vụ Buffet vào cuối tuần với giá chỉ 130.000 đồng.

H.M Tổng hợp
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Kinh nghiệm du lịch