Những lưu ý khi chọn game trên điện thoại cho trẻ

Ánh Tuân - Ngày 13/10/2023 09:30 AM (GMT+7)

Việc nghiêm cấm trẻ không được chơi game trên điện thoại một cách cực đoan, có thể khiến các con tự mình tìm đủ mọi cách, thậm chí là tiêu cực để có thể đạt được mục đích giải trí. Thay vào đó, lưu ý một số điểm sau đây có thể giúp bố mẹ kiểm soát được nội dung trò chơi cho trẻ.

Ngày nay, không khó để có thể sở hữu một chiếc điện thoại di động thông minh và việc sử dụng chúng ngày càng được đơn giản hóa, giúp cho mọi lứa tuổi đều có thể tiếp cận được. Và trẻ em cũng không là ngoại lệ.

Thay vì ra sức ngăn cản, các mẹ có thể cùng chơi game với con để kết nối, hiểu con hơn.

Thay vì ra sức ngăn cản, các mẹ có thể cùng chơi game với con để kết nối, hiểu con hơn.

Các mẹ đã không còn lạ lẫm khi trông thấy con mình thành thạo lướt, truy cập mạng, chơi game trên điện thoại, thậm chí còn “rành” về thiết bị công nghệ này hơn cả mình. Bởi trẻ có khả năng học và bắt chước rất nhanh, khi trông thấy người lớn sử dụng điện thoại, trẻ sẽ ghi nhớ nhanh chóng các thao tác trên máy. Việc con trẻ chơi game trên điện thoại không hoàn toàn xấu và bố mẹ cũng không thể cản được sự tò mò của trẻ trước món đồ nhiều tính giải trí này. Do đó, thay vì cấm túc, các mẹ có thể khuyến khích bé giải trí một cách lành mạnh hơn bằng việc chọn game phù hợp với sự phát triển tự nhiên của trẻ.

Lưu ý về nội dung game phù hợp

Yếu tố giáo dục

Trước hết, một tựa game phù hợp cho trẻ, điều tiên quyết phải có yếu tố giáo dục. Một trò chơi có tính giáo dục cao có thể mang đến những bài học bổ ích, giúp trẻ hình thành tư duy và phát triển khả năng nhận biết nhạy bén mọi vấn đề.

Trẻ dễ dàng đón nhận kiến thức mới về đời sống thường nhật một cách nhẹ nhàng, khám phá nhiều hơn về nhiều môi trường, văn hóa khác nhau và hơn cả là được giáo dục về cách giao tiếp, ứng xử và giải quyết vấn đề.

Yếu tố lành mạnh

Lành mạnh là yếu tố không thể không quan tâm khi bố mẹ chọn game cho con trẻ. Vì trẻ vẫn ở trong độ tuổi tò mò về thế giới bên ngoài, dễ dàng học theo các hành động mà trẻ được nhìn thấy, do đó nên kiểm soát về nội dung game để tư duy của trẻ không bị ảnh hưởng tiêu cực. Bố mẹ cần tránh các tựa game có tính bạo lực, cạnh tranh cao.

Yếu tố sáng tạo

Ở độ tuổi phát triển, trẻ đang “trên đà” nhận biết mọi thứ xung quanh, từ màu sắc, hình dáng, âm thanh,... và các yếu tố mang tính nghệ thuật khác. Việc chọn lựa một tựa game giúp trẻ phát triển tư duy sáng tạo sẽ giúp nhận diện khả năng nghệ thuật của bé từ rất sớm và bố mẹ có thể đầu tư kịp thời cho con.

Game cũng là một công cụ giúp trẻ nhận biết khả năng bản thân và thế giới xung quanh.

Game cũng là một công cụ giúp trẻ nhận biết khả năng bản thân và thế giới xung quanh.

Nội dung game chứa đựng yếu tố sáng tạo này thường liên quan đến việc xây dựng nhà cửa, thành phố, thiết kế thời trang, nuôi trồng nông trại, vẽ, tô màu, chơi nhạc cụ,... 

Bổ trợ kiến thức

Ngoài việc học và làm bài tập tại trường lớp, có một số trò chơi trên điện thoại có thể hỗ trợ trẻ luyện tập và nâng cao kiến thức một cách lành mạnh tại nhà, vừa mang tính giải trí, thư giãn nhẹ nhàng, vừa giúp trẻ rèn luyện chương trình học mà không gây áp lực.

Những kiến thức được lồng ghép khéo léo, có cốt truyện hấp dẫn, thú vị, sẽ giúp trẻ phát triển song song cả về kỹ năng lẫn tri thức về thế giới tự nhiên. Hiện nay có rất nhiều game về toán học, ngoại ngữ, lịch sử, văn hóa... các mẹ có thể dễ dàng tham khảo, chọn lựa cho bé chơi.

Yếu tố tương tác

Cuối cùng, đây là yếu tố phụ trợ, có thể giúp trẻ phát huy khả năng giao tiếp với những người chơi khác một cách lành mạnh. Trò chơi có tính năng trò chuyện như mạng xã hội sẽ là một điểm cộng, giúp trẻ dễ dàng kết bạn, trao đổi với các bạn, trẻ không sẽ không rơi vào cảnh chơi một mình, dễ chán nản.

Một số tựa game phù hợp mẹ có thể tham khảo

Thế giới của bé Gấu Trúc

Những lưu ý khi chọn game trên điện thoại cho trẻ - 3

Thế Giới Của Bé Gấu Trúc là một trò chơi giáo dục giúp các bé khám phá và tìm hiểu hơn về đời sống từ siêu thị, chợ, bãi biển, thành phố, nhà hàng,... Hơn thế, các bé còn có thể hóa thân thành những nhân vật tại mỗi môi trường như làm cảnh sát, đầu bếp, nhân viên bán hàng,... để thực hiện những nhiệm vụ trong game.

Sesame Street Alphabet Kitchen

Những lưu ý khi chọn game trên điện thoại cho trẻ - 4

Sesame Street Alphabet Kitchen là một trò chơi vừa giúp các bé học thêm từ vựng tại nhà bếp, vừa hướng dẫn các công thức nấu những món ăn ngon miệng. Với Sesame Street Alphabet Kitchen, các bé sẽ được học các từ vựng tiếng Anh thông qua bảng chữ cái, luyện cách đánh vần, phát âm và khám phá thêm nhiều từ ngữ liên quan.

Bubbu School

Những lưu ý khi chọn game trên điện thoại cho trẻ - 5

Bubbu School là một tựa game giáo dục hấp dẫn với cốt truyện chính là bé sẽ nhập vai vào các loài động vật khác nhau như mèo, cáo, vẹt, thỏ, gấu trúc,... trở thành hiệu trưởng của một trường học. Người chơi sẽ dạy cho những thú cưng khác những môn học cơ bản như toán, âm nhạc, thể dục, mỹ thuật,... Ngoài việc dạy học ra, bạn cũng có thể chăm sóc và thay đổi trang phục, tạo những kiểu thiết kế cho thú cưng của bạn.

Trong quá trình chơi game, trẻ có thể tiếp thu thêm nhiều kiến thức từ các môn học khác nhau. Bên cạnh đó, các bé cũng có thể tham gia những trò chơi thú vị như nối từ tiếng Anh, giải đố, tính toán các phép nhân, chia, cộng, trừ,...

Toán học Khủng Long

Những lưu ý khi chọn game trên điện thoại cho trẻ - 6

Toán Học Khủng Long là trò chơi với nhiều cấp độ từ cơ bản đến nâng cao được tổng hợp nhiều phép toán, giúp tăng khả năng tính toán cho trẻ. Hơn thế, game còn có hơn 10 câu chuyện về khủng long, giúp các bé tìm hiểu, khám phá về loài động vật này.

Sử dụng TikTok đã lâu, liệu bạn có biết đến 3 tính năng tăng trải nghiệm xem video này?
Biết đến những tính năng sau, trải nghiệm xem video, sử dụng Tik Tok của chị em sẽ được tối ưu và thoải mái hơn.

Women Tech

Theo Ánh Tuân
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Kinh nghiệm của mẹ