Chỉ những “thánh soi” mới có thể nhận ra loạt chi tiết siêu nhỏ nhưng vô cùng thú vị này.
Mad Max: Fury Road/Max Điên: Cơn cuồng nộ
Một bom tấn được truyền thông và giới phê bình đánh giá cao nhờ phong cách độc đáo và tiết tấu phim kịch tính. Bộ phim còn được tôn vinh là tác phẩm hành động kinh điển thập niên 2000.
Trong phim có vô số đại cảnh sử dụng kỹ xảo vi tính, do đó đây cũng là kẽ hở khiến phim khó tránh khỏi có những lỗi sai.
Trong khi nhiều bộ phim thường bị dính hình ảnh cáp treo hay dây điện, Mad Max: Fury Road đã làm tốt điều này nhưng điều đáng tiếc họ lại mắc lỗi khá ngớ ngẩn khác.
Đó là cảnh tại hang đá trên sa mạc, cảnh quay từ trên không mô tả trận chiến đầy khí thế. Nhìn kỹ các “mọt phim” sẽ phát hiện ở góc phải màn hình xuất hiện nhân viên đoàn phim vô tình bị lọt vào ống kính.
Jurassic World/Thế giới khủng long
Một bộ phim bom tấn khoa học viễn tưởng có kinh phí lớn liệu có tránh được “sạn”?. Nhiều người cho rằng có thể do hiệu ứng kỹ xảo về loài khủng long không được sống động và tự nhiên, hoặc xuất hiện vật nào đó không đúng. Tuy vậy lỗi sai lại ở một cá nhân trong phim.
Hình ảnh trên là điện tâm đồ của các binh sĩ đang bị theo dõi, cụ thể hình ảnh hai người vị trí đầu bên phải và gần cuối bên trái có tần số nhịp tim y chang nhau.
Trên thực tế xuất hiện hai người có tần số nhịp tim trên điện tâm đồ giống nhau là điều vô cùng hiếm gặp. Thế nhưng lỗi sai lại xuất hiện khá nhiều trong bộ phim này.
American Sniper/Lính bắn tỉa Mỹ
Một bộ phim được chuyển thể từ một câu chuyện có thật về một nhân vật có thực ngoài cuộc sống, vì vậy việc tình tiết có khoa trương cũng không phải là vấn đề lớn.
Thế nhưng, nhân vật nam chính ôm trên tay một em bé... làm từ búp bê. Nhà sản xuất không lường được trước tình huống bộ phim trở nên ăn khách đến vậy, nếu không chắc chắn ê-kíp phim sẽ không tiếc tiền mượn một em bé thật để ghi hình.
Frozen/Nữ hoàng băng giá
Thời gian gần đây Disney cho ra đời nhiều tác phẩm hoạt hình với tạo hình hoàn toàn khác trước, Frozen là một ví dụ điển hình, mang về cơn mưa phòng vé. Thế nhưng dù với đội ngũ làm phim hoạt hình chuyên nghiệp nổi tiếng, Disney vẫn không tránh khỏi những hạt sạn không đáng có.
Thực tế chi tiết này vô cùng nhỏ và cực khó phát hiện. Khi anh chàng Kristoff giang tay ôm nàng công chúa Anna, hình ảnh chỉ xuất hiện thoáng qua vài giây nhưng đủ cho những “thánh soi” kịp phát hiện ngón tay cái của Kristoff dường như bị biến dạng. Có người cho rằng ngón tay lẫn vào lớp áo của Anna? Thực tế đó lại là giây phút lơ đễnh của họa sĩ thiết kế.
Captain America: The Winter Soldier/Chiến binh mùa đông
Trong các bom tấn về siêu anh hùng của hãng Marvel, nhiều nhân vật được dựng thành phim riêng lẻ nên biên kịch không chắc tay sẽ rất dễ bị các “mọt phim” phát hiện ra các tiểu tiết mắc lỗi sai hoặc thiếu logic.
Trong phim mắc phải lỗi khá ngớ ngẩn như trong bức hình trên đây. Theo đó hình ảnh tấm bia ghi ngày sinh của nhân vật Bucky ở trên đầu là năm 1916. Tuy nhiên ở cuối có ghi năm sinh và năm mất với thông tin năm sinh l 1917.
X-Men: Days of Future Past/Dị nhân: Ngày cũ của tương lai
Hai hình ảnh trên và dưới đây được quay tại cùng một địa điểm. Tuy nhiên, chỉ trong nháy mắt sau khi nhân vật Quick Silver dùng năng lực di chuyển tức thời cứu cha đẻ của mình khỏi đám an ninh.
Chú ý bức tường và sàn nhà ở hình trên hoàn toàn trống trơn, qua cảnh sau liền có sọc một cách khó hiểu.