Socotra là hòn đảo có quần thể thực vật độc đáo và mã di truyền của con người không thể tìm thấy ở nơi nào trên trái đất.
Quần đảo Socotra thuộc chủ quyền của Yemen, cách khu vực Sừng châu Phi 150 dặm. Khách du lịch từ nhiều quốc gia đã đến địa danh này để chiêm ngưỡng vẻ đẹp siêu thực mặc dù xung đột chính trị nghiêm trọng đang tàn phá Yemen.
Chính quyền cho biết Socotra là một trong những vùng đất hoang vu nhất thế giới. Các nhà địa lý cho hay với khí hậu khắc nghiệt và khô, đời sống thực vật tại quần đảo vô cùng phong phú và độc đáo, gồm một phần ba các loài thực vật sinh trưởng ở nhiều nơi khác trên thế giới. Vì thế, Socotra được mệnh danh là địa danh có vẻ đẹp kỳ lạ nhất.
Dragon’s Blood (tạm dịch là cây máu rồng) là một trong những cây sinh trưởng mạnh mẽ nhất trên đảo. Các nhà thực vật học đã đặt tên dựa theo màu đỏ thẫm đặc trưng của nhựa cây. Người dân địa phương cho biết họ sử dụng cây máu rồng làm dược liệu chữa bệnh hàng ngày đã nhiều thế kỷ.
Hoa hồng sa mạc là một loại cây kỳ lạ trên quần đảo. Người dân còn gọi là cây bầu sữa vì đặc điểm thân cây đồ sộ do tích trữ nước vào mùa khô.
Quần đảo Socotra có những bãi biển màu ngọc lam với vẻ đẹp nguyên sơ nhất.
Các con sông tạo ra những hồ nước ngọt tự nhiên trên quần đảo.
Dơi là loài động vật có vú đặc trưng của Socotra. Chúng sống trong các hang động đá vôi rộng lớn trên quần đảo.
Năm 2001, các nhà nghiên cứu phát hiện ra chữ khắc sâu bên trong hang động với nhiều ngôn ngữ khác nhau. Họ xác định đây có thể là chữ viết của các thủy thủ ở trên đảo từ năm 1 đến 6 sau công nguyên.
Sách lịch sử cho biết quần đảo này có thể có cá sấu, thằn lằn, thậm chí trâu nước. Tuy nhiên, không có bằng chứng cho thấy sự tồn tại của các loài này từ khi hệ sinh thái ở Socotra thay đổi. Mới đây các nhà khoa học cảnh báo nhiều loài cây trên đảo có nguy cơ tuyệt chủng.
Dân số trên quần đảo Socotra không quá 43.000 người. Nghề truyền thống và chủ yếu của họ là ngư dân, chăn nuôi gia súc gia cầm và nông dân.
Nhiều người phụ nữ trên quần đảo Socotra có mã di truyền ADN không thể tìm thấy ở nơi nào khác trên Trái đất.
Trong giai đoạn Chiến tranh Lạnh, Nga đã thành lập căn cứ quân sự ở Socotra. Hiện nay, tàn tích chiến tranh vẫn còn xuất hiện bên cạnh những cảnh quan tự nhiên.
Chính quyền cho biết họ hạn chế việc xây dựng giao thông vì đó là nguyên nhân chính gây ô nhiễm không khí trên đảo. Bên cạnh các con đường đất, họ chỉ xây dựng 2 con đường ở Socotra.
Tháng 7/2008, UNESCO công nhận Socotra là di sản thế giới. Nhiều chuyên gia đánh giá quần đảo này là một trong những nơi độc đáo nhất trên Trái Đất.