Nếu bạn không muốn trở thành người lạc lõng giữa bàn ăn thì hãy ghi nhớ những nguyên tắc trong ăn uống chung của mỗi quốc gia, đó là phép lịch sự tối thiểu bạn lưu giữ cho mình.
Nếu có dịp đi du lịch ở các quốc gia này điều bạn cần ghi nhớ chính là quan sát bữa ăn của người dân bản xứ. Chính họ sẽ chỉ cho bạn biết các nguyên tắc ăn uống thế nào là lịch sự và lễ độ theo đúng thuần phong mỹ tục của quốc gia.
Nhật Bản
Món mì từ lâu đã được coi là linh hồn của Nhật Bản, nổi tiếng như món mì ramen, mì soba. Không chỉ có hương vị đặc biệt mà ngay cả cách thưởng thức mì của người Nhật cũng vô cùng đặc biệt.
Theo văn hóa ẩm thực của Nhật Bản, người ta thể hiện sự thích thú món mì bằng cách trước khi ăn húp thật nhiều nước. Hơn nữa. húp nước càng tạo tiếng to càng tạo sự tôn trong người nấu, ấm thanh ấy giống như tiếng khen ngợi món mì được nấu rất ngon.
Ăn mì nên húp sạch nước
Trung Quốc
Người Trung Quốc rất coi trọng những yếu tố mang tính tâm linh, phong thủy, điều này thể hiện qua cả văn hóa ẩm thực, trong các món ăn và cách thưởng thức các món ăn đó.
Khi ăn cá, hành động lật mặt còn lại của con cá lên ăn được cho là điềm báo không lành, ảnh hưởng đến những người ngủ dân đang săn bắt ngoài biển, con cá lật mặt lại khiến họ liên tưởng tới hình ảnh chiếc thuyền gặp nạn bị lật. Vậy nê, đôi khi người Trung Quốc ăn cá chỉ dám ăn một mặt và bỏ hẳn mặt kia vì niềm tin phong thủy này.
Ăn cá không lật mặt còn lại
Bồ Đào Nha
Người ta thường trang bị đủ các lọ gia vị trên bàn ăn trong các nhà hàng Âu để thực khách có thể tùy ý sử dụng theo khẩu vị. Tuy nhiên, ở Bồ Đào Nha lại không như vậy, hơn nữa khi bạn xin thêm tiêu hoặc muối cũng đồng nghĩa với việc bạn chê tài nghệ nấu ăn của đầu bếp, có thể khiến đầu bếp phật ý.
Đó là sự mỉa mai mà những đầu bếp sẽ không cảm thấy hài lòng và sẽ không còn muốn phục vụ bạn nữa.
Đừng xin thêm gia vị
Chile, Brazil
Đối với người Chile hay Brazil, phép lịch sự tối thiểu trên bàn ăn của họ đó là không chạm tay vào phần thức ăn đang bày biện trên bàn. Trong quan niệm của họ, chạm tay vào thức ăn là một hành động bất lịch sự, dơ bẩn và khiến người khác không thể tiếp tục bữa ăn.
Văn hóa này được thể hiện rõ ràng kể cả tại những quán đồ ăn nhanh như pizza, gà rán…, tất cả đều phải sử dụng dao nĩa một cách vệ sinh.
Không chạm tay vào thức ăn
Hàn Quốc
Khi trong bàn ăn có người cao tuổi, mọi người sẽ đợi người này dùng trước rồi mới bắt đầu bữa ăn. Nếu người lớn tuổi mời đồ uống, bạn phải dùng cả hai tay đón nhận.
Hãy đợi đến lượt mình
Đừng bao giờ nhận món ăn hay nước uống từ người khác bằng một tay. Luôn luôn sử dụng hai tay, hoặc đặt bàn tay trái của bạn dưới cổ tay phải để giữ phép lịch sự. Việc này thể hiện sự tôn trọng với người lớn tuổi và cũng là một trong những văn hóa đặc trưng của xứ sở kim chi.
Nhận đồ ăn bằng hai tay
Ấn Độ
Trái người lại hoàn toàn so với Chile hay Brazil. Nếu có dịp quan sát, bạn sẽ cảm thấy thú vị vô cùng, vì người Ấn Độ cảm nhận món ăn bằng chính những ngón tay. Họ có thói quen dùng tay phải để đưa thức ăn vào miềng dù đó là món cari.
Còn tay trái nếu đưa vào miệng thì đó là một việc tội lỗi. Vì tay trái thường xuyên chạm vào những phần nhạy cảm trên cơ thể, nên việc tay trái chạm vào thức ăn hay chỉ là những lọ gia vị trong bếp sẽ làm chúng bẩn đục.
Thưởng thức đồ ăn bằng tay phải
Anh
Bạn nên nhớ, chọn đồ ngẫu nhiên ở trên bàn tiệc ở nước Anh là điều bất lịch sự. Bạn phải luôn luôn chọn đồ bên tay trái trước vì đó là truyền thống của người Anh khi dùng bữa. Người Anh luôn coi trong luật lệ và những quy tắc dù là nhỏ, ví như việc đi thuận đường phải là bên trái.
Luôn lấy đồ ăn từ bên trái trước