Mới đây, H'hen vừa tự "bóc trần" khuyết điểm làn da của bản thân.
Mụn là vấn đề nan giải đối với làn da của nhiều chị em trong suốt độ tuổi dậy thì. Nhiều người cứ nghĩ mụn chỉ xuất hiện ở tuổi dậy thì và sau đó hết đi. Thực tế, mụn có thể xuất hiện ở bất cứ độ tuổi nào, nhiều người dù đã bước sang độ tuổi U30 vẫn tiếp tục xuất hiện những nốt mụn đỏ. Ngay cả nàng Hậu H'Hen Niê, người có làn da khá đẹp vẫn không "thoát".
Mới đây, H'Hen Niê vừa tự "bóc trần" khuyết điểm làn da của bản thân. Cô chia sẻ trên story cá nhân, "khoe" cận cảnh vết mụn to khá rõ.
H'Hen Niê khoe cận cảnh làn da của mình. Không trang điểm nhưng qua lớp filter, trông làn da của nàng hậu khá mịn màng và căng bóng.
Tuy nhiên, chân dài lại tự chỉ ra một khuyết điểm trên làn da. Cô tự chỉ điểm "mụn to chà bá" trên phần trán của mình.
Có thể thấy, H'Hen Niê là một trong những mỹ nhân có làn da khỏe nhất nhì làng hương sắc. Không trắng sáng như nhiều mỹ nhân, "viên ngọc trai đen" luôn gây ấn tượng với làn da nâu bóng khỏe dù không cần trang điểm. Đặc biệt, nàng hậu Ê-đê cũng là một người hiếm hoi công khai bản thân từng đã sử dụng kem trộn. Cô phải trải qua quá trình điều trị khó khăn gần 10 năm để có thể lấy lại được phong độ như hiện tại. Dù vậy, có thể thấy, Á hậu 3 Miss Universe 2018 vẫn không thể chiến thắng mụn.
Từng bị nhiễm corticoid, cứ cai thì da sẽ nổi mụn li ti, H'Hen Niê đã phải tốn không ít thời gian và công sức để có được làn da như hiện tại.
Không riêng mỹ nhân gốc Ê Đê mà nhiều nàng Hậu trong làng hương sắc Việt cũng không thoát "kẻ thù" của làn da này.
Trước đó, hậu đăng quang chưa đầy 1 tháng, Hoa hậu Việt Nam 2022 từng gây chú ý khi lộ làn da lấm tấm mụn. Có thể thấy, hầu hết những vết mụn của Thanh Thủy đều là mụn viêm. Nhiều người cho rằng có thể do cô chưa quen với lịch trình dày đặc khi mới đăng quang nên sinh hoạt không như trước, gây ra mụn.
Sau đó, Thanh Thủy dần lấy lại phong độ về làn da khi không ngại chia sẻ mặt mộc trên các đoạn video mà mình đăng tải. Có thể thấy, dù làn không quá trắng sáng nhưng tổng thể, mỹ nhân Đà Nẵng vẫn có làn da căng mịn, và rất ít khuyết điểm.
Nàng Hậu Mai Phương Thúy cũng từng khiến nhiều người bất ngờ khi công khai mặt mộc 100% trên sóng livestream. Ở tuổi U35, Mai Phương Thúy vẫn còn nổi mụn lấm tấm.
Dù làn da không rạng rỡ, thậm chí còn lấm tấm một số vết mụn nhưng Mai Phương Thúy vẫn tự tin công khai gương mặt mộc mạc trước đông đảo fan hâm mộ.
Ngấp nghé tuổi 30, Hoa hậu Hoàn Vũ Việt Nam 2021 cũng lộ một số vết mụn đỏ ở vùng má khi để mặt mộc.
Vậy mới thấy, không phải đã trải qua tuổi dậy thì, mụn sẽ hoàn toàn biến mất. Mụn vẫn có thể xuất hiện ở nhiều độ tuổi sau dậy thì, ở cả những người đôi mươi và thậm chí là ngoài 30. Nguyên nhân gây mụn có thể đến từ nhiều nguyên nhân như sự thay đổi nội tiết tố do ăn uống, sinh hoạt hay do trang điểm quá nhiều gây tắc nghẽn lỗ chân lông,....
Nguyên nhân gây mụn ở từng độ tuổi sau 20
Tuổi 20 - 25
Từ thời kỳ đầu đến giữa độ tuổi 20 (tuổi từ 22-25), nồng độ nội tiết tố từ tuổi dậy thì có xu hướng giảm xuống, và các đợt nổi mụn sẽ biến mất. Tuy nhiên, sự thay đổi ở nồng độ nội tiết tố ngay trước và trong giai đoạn kinh nguyệt của bạn có thể kích thích các tuyến nhờn sản xuất quá nhiều dầu, dẫn đến các đợt nổi mụn định kỳ mỗi tháng.
Các lời khuyên phòng ngừa mụn ở giai đoạn này:
Hãy dùng một loại sữa rửa mặt diệt khuẩn dịu nhẹ nhằm ngăn ngừa mụn nội tiết tố mỗi tháng. Do cấu trúc hoá học của làn da có thể thay đổi trong chu kỳ kinh nguyệt, thay đổi sữa rửa mặt của bạn – không phải toàn bộ chu trình của bạn – có thể ngăn ngừa nổi mụn. Hãy tìm các sản phẩm chứa salicilic acid, và bắt đầu sử dụng sản phẩm ấy 3 ngày trước khi chu kỳ của bạn bắt đầu.
Nếu bạn có xu hướng nổi mụn nang (cystic acne), hãy sử dụng một loại thuốc bôi điều trị dành riêng cho mụn nang nhằm ngăn ngừa việc xuất hiện loại mụn này mỗi tháng. Hãy ngăn ngừa sự hình thành mụn nang bằng cách thử nghiệm thay đổi lượng bơ sữa bạn hấp thụ hằng ngày.
Độ tuổi 30
Căng thẳng/Stress có thể là thủ phạm chính cho các đợt nổi mụn trong giai đoạn này. Cùng với các lỗ chân lông bị tắc nghẽn và các đợt nổi mụn này, phụ nữ ở độ tuổi 30 cũng bắt đầu phát hiện các dấu hiệu lão hóa.
Các lời khuyên phòng ngừa mụn ở giai đoạn này:
Hãy kiểm soát stress để giảm thiểu các đợt nổi mụn. Độ tuổi 30 là một thời kỳ vô cùng căng thẳng trong cuộc đời của một người phụ nữ, khi cùng lúc phải quán xuyến gia đình, là một người nội trợ hoạt bát, và một sự nghiệp bận rộn. Căng thẳng không chỉ ảnh hưởng đến việc nổi mụn; nó còn làm cho tình trạng da tổng quát trở nên tồi tệ hơn.
Hãy đảm bảo bạn ngủ đủ giấc và luyện tập thể dục để giữ cho cường độ stress ở mức thấp nhất. Bạn cũng có thể tập thiền định nhằm giảm bớt căng thẳng.
Hãy thực hiện một chu trình chăm sóc da cân bằng và chú trọng vào chống lão hóa. Hãy tìm các loại kem dưỡng ẩm và các loại serum đặc trị có kết cấu mỏng nhẹ, nhanh thấm, và tốt nhất là không chứa dầu (oil-free). Nếu bạn bị nổi mụn nang nội tiết tố, hãy thử uống nước chanh nóng vào lúc vừa thức dậy mỗi buổi sáng (trước khi bạn ăn hay uống món nào khác) nhằm loại bỏ và thanh lọc cơ thể từ bên trong, và có khả năng làm giảm các đợt nổi mụn.
Độ tuổi 40
Đến độ tuổi này, thông thường, mụn trứng cá sẽ không còn nổi thường xuyên nữa; mặc dù vậy, bạn vẫn có thể bị nổi vài nốt mụn hằng tháng do sự thay đổi nội tiết tố tiền mãn kinh. Estrogen giúp điều hoà tuyến bã nhờn (chịu trách nhiệm sản xuất ra dầu nhờn trên da), và trong thời kỳ tiền mãn kinh, nồng độ estrogen bắt đầu từ từ sụt giảm, từ đó dẫn đến tình trạng mụn thi thoảng xuất hiện ở một số phụ nữ.
Các lời khuyên phòng ngừa mụn ở giai đoạn này:
Dùng một loại kem chấm mụn cho từng loại mụn khác nhau. Một loại kem đặc trị mụn nang tốt có thể giúp ngăn ngừa và điều trị những đợt nổi mụn nang hằng tháng. Tuyệt đối không được tự nặn mụn – việc đó sẽ làm chậm quá trình phục hồi của da và có thể dẫn đến để lại thâm sẹo lâu dài. Điều này đặc biệt đúng với làn da bị lão hoá, mất nhiều thời gian hơn để phục hồi.
Phụ nữ trong nhóm tuổi này cũng có thể muốn cân nhắc sử dụng retinol. Retinol rất hữu ích cho việc ngăn ngừa các dấu hiệu lão hoá (làm mịn và làm mờ các nếp nhăn, đốm nâu/đốm lão hoá, và khắc phục lỗ chân lông to) và có hiệu quả tốt nhất đối với những người không còn bị mụn. Đối với loại mụn đỏ, sưng tấy, chứa mủ, những nốt mụn kiểu này yêu cầu bạn phải tẩy tế bào chết đồng thời giữ cho lỗ chân lông sạch vi khuẩn mà không gây viêm nhiễm, và do vậy nên retinol không phải là sự lựa chọn tốt nhất.