Không phải ép mình sống thật nhanh, đây mới là kỷ luật bản thân khôn ngoan nhất

Bảo Anh. - Ngày 23/07/2023 12:00 PM (GMT+7)

Mỗi người đều có thế mạnh riêng và nhịp điệu cuộc sống riêng. Học cách sống chậm lại, cho phép bản thân thư giãn, buông bỏ sự theo đuổi mù quáng và từng bước tích lũy, đó mới là con đường tắt thực sự.

Cái gọi là kỷ luật bản thân không phải ta cố gắng thêm thật nhiều, nhồi nhét vào chính mình với suy nghĩ khi làm đủ nhanh, bản thân có thể thu được rất nhiều. Khi hướng đi sai, phương pháp sai, càng vội vàng sẽ càng khiến ta tiến sâu vào những rắc rối. 

Kỷ luật bản thân có rất nhiều loại và thay vì cực kỳ hà khắc với bản thân, sẽ tốt hơn khi ta tìm nhịp điệu của chính mình, sống chậm lại để mọi thứ thêm tường tỏ. 

1. Chậm lại để tiến nhanh hơn

Không phải ép mình sống thật nhanh, đây mới là kỷ luật bản thân khôn ngoan nhất - 1

Không vội vàng, không hấp tấp, bình thản, không kinh ngạc, không xao động, đó là mức độ cao nhất của sự tự giác. Khi chúng ta luôn theo đuổi nhịp sống gấp gáp, chúng ta sẽ dễ dàng để mình bị cuốn theo dòng chảy của thời đại, lúc nhận ra thì đã bị nhịp điệu của người khác làm cho cuộc sống của bản thân lệch lạc, chỉ biết tiến lên và chạy thật nhanh.

Có nhiều con đường để đến bờ bên kia, ép mình chạy thật nhanh bằng mọi cách không giúp bạn đến đích nhanh nhất. Nhịp sống hối hả bắt nguồn từ việc khát vọng thành công của con người trở nên quá bức bách, muốn nhanh chóng đạt đến đỉnh cao của cuộc sống mà quên rằng con đường cần đi từng bước một, thành công phải kiên định hướng tới mục tiêu đúng đắn.

Khi trong lòng đặc biệt lo lắng, luôn nóng nảy, đó là lúc bạn dễ đánh mất chính mình nhất, không nhìn ra được ưu điểm của mình, càng chẳng rõ chân tướng của cuộc đời, gặp thất bại sẽ càng trở nên nóng nảy. Cuộc sống là một hành trình mà khi con đường phía trước rộng mở, bạn có thể đạp ga cho xe tăng tốc; khi gặp tắc đường, bạn phải đạp phanh kịp thời để giảm tốc độ, để quan sát và xử lý tình huống trên đường tốt hơn. 

Người khôn ngoan học cho mình cách tĩnh tâm, sống chậm lại, soi xét bản thân để kịp thời điều chỉnh hướng đi sai lầm của mình. Chấn chỉnh, cải thiện bản thân, âm thầm lắng đọng và tìm cho mình một hướng đi thích hợp hơn, đó mới là con đường nhanh nhất.

2. Chỉ khi biết thư giãn, chúng ta mới có thể tiến xa hơn

Không phải ép mình sống thật nhanh, đây mới là kỷ luật bản thân khôn ngoan nhất - 2

Có chàng thanh niên nọ rất chăm chỉ, chịu khó. Ngoài công việc giờ hành chính, ban đêm anh lại chạy xe kiếm thêm. Chắt chiu từng đồng nhưng lại tiêu xài hoang phí sức khỏe, rất nhanh anh phát hiện trong người có điều bất thường. Đến bệnh viện kiểm tra, bác sĩ chẩn đoán anh mắc bệnh ung thư gan ở giai đoạn đầu. Sau khi điều trị và phục hồi sức khỏe, cơ thể anh ấy dần hồi phục. Sau đó, anh tìm cho mình một công việc ít bận rộn hơn trước, không quên dành thời gian tập thể dục đều đặn trong tuần. 

Không biết từ khi nào, sống nhanh đã trở thành một nhịp sống tất yếu của con người. Cuộc sống bận rộn hơn, con người ta làm gì cũng không dám chậm, ăn cơm cũng nghĩ đến công việc, ngồi không cũng nghĩ đến công việc, thậm chí còn mơ thấy công việc khi ngủ.

Không dám chậm lại vì không muốn bị tụt hậu. Không muốn bị người khác coi thường nên việc thức khuya, làm thêm giờ đã trở thành chuyện bình thường khiến sức khỏe bị hao tổn. Vậy nhưng, khi không có sức khỏe thì làm sao con người ta có thể sống hạnh phúc?

Sống ở đời, đừng bao giờ đem mình so sánh với người khác, khiến cuộc sống trở nên rối ren, hao tổn công sức mà lại vô ích. Mỗi người đều có thế mạnh riêng và nhịp điệu cuộc sống riêng. Nhịp sống gấp gáp chưa chắc đã khiến bạn thành công hơn. Nếu bạn muốn kỷ luật bản thân, trước tiên bạn phải có một cơ thể tốt, để bản thân sống chậm lại, học cách thư giãn, buông bỏ sự theo đuổi mù quáng và từng bước tích lũy. Đây mới là con đường tắt thực sự.

3. Chậm lại những cảm xúc và tâm trí của bạn, mọi chuyện sẽ ổn thôi

Không phải ép mình sống thật nhanh, đây mới là kỷ luật bản thân khôn ngoan nhất - 3

Dù bạn là ai, chọn cho mình hướng đi thế nào, công việc ra sao, suy cho cùng đều là để có cuộc sống bình yên và suôn sẻ hơn. Vậy nhưng, nếu lòng luôn lo lắng, tâm ngày càng bất ổn, có nắm bao nhiêu thứ trong tay cũng chẳng vui vẻ gì. Một người luôn để cảm xúc tiêu cực bao quanh mình, tâm tính không tốt có thể hiểu sâu sắc về cuộc sống đã khó, tận hưởng cuộc sống tốt đẹp này càng khó hơn. 

Nhiều người luôn đánh giá thấp việc sống chậm như một cách trốn tránh cuộc sống. Họ không biết rằng thực ra sống chậm là một trạng thái của tâm trí. Đó là khi bạn biết chậm lại để cảm nhận vẻ đẹp của cuộc sống bằng cả trái tim, biết thưởng thức hương thơm trong từng tách trà, nếm vị ngon của từng hạt gạo.

Trong thế giới ồn ào này, ngày càng có nhiều người mang trong lòng sự toan tính thù địch, không vừa ý với những gì mình có, khao khát chạy thật nhanh về phía trước và giành giật. Nhưng cái nhanh đó không thực sự giúp người ta có cuộc sống tốt hơn. Chậm có nghĩa là không vội vã để thành công, biết cách để lại khoảng trống cho cuộc sống, học cách sống trong hiện tại và cho bản thân đủ thời gian để ổn định chính mình.

Con người chúng ta cần có thời gian để trưởng thành và cuộc sống cần được từ từ khám phá những nét đẹp nhỏ bé ẩn giấu trong những chi tiết. Người biết chậm lại đúng lúc là người kỷ luật bản thân nhất, biết lúc nào nên nhanh lúc nào nên chậm, để trong dòng đời hối hả vẫn nhìn rõ bản chất của cuộc sống và theo đuổi cuộc sống của chính mình. 

Người biết 7 điều cấm kỵ trong cuộc sống chính là người khôn ngoan nhất
“Sông sâu nước lặng, lúa chín cúi đầu”. Chỉ bằng cách không ngừng cải thiện bản thân, bạn mới có thể đạt được lý tưởng của mình trong cuộc sống và cuộc sống ngày càng tốt đẹp.

Bài học cuộc sống

Theo Bảo Anh.
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Bài học cuộc sống