Quan hệ tốt đến mấy cũng phải nhớ 4 điều khi đến nhà nhau chơi

Bảo Anh. - Ngày 11/05/2023 12:00 PM (GMT+7)

Với tư cách là khách, cho dù mối quan hệ có tốt đẹp hay thân thiết đến đâu, có những nguyên tắc bạn đều cần chú ý.

Một câu hỏi nhận được nhiều sự quan tâm trên mạng xã hội: 

"Vì sao tôi ngày càng cảm thấy chán ghét việc người khác đến nhà mình chơi?"

Nhiều người đồng cảm và cho rằng diện tích nhà không lớn, không gian riêng tư bỗng nhiên bị một nhóm người chiếm giữ, bỗng bản thân cảm thấy có một sự sợ hãi và áp lực nhất định. 

Thực ra, điều gây ra sự khó chịu không phải là việc có khách mà là người làm khách. Khi chúng ta đến nhà ai đó với tư cách là khách, cho dù mối quan hệ có tốt đẹp hay thân thiết đến đâu, có những nguyên tắc bạn đều cần chú ý.

1. Nghi thức làm khách

Trước khi đến thăm:

Hãy chắc chắn bạn thông báo trước cho bên kia rằng bạn sẽ là khách tại nhà của họ vào một ngày nhất định và khoảng thời gian nhất định. Việc thông báo trước này chính là để chủ nhà có thời gian chuẩn bị, vội vã đi mà không báo trước không phải là điều hay. Nếu đối phương có kế hoạch khác, việc đến nhà không báo trước của bạn sẽ phá vỡ kế hoạch của họ hoặc bạn đến nhà người khác nhưng họ không có ở nhà, điều đó thật lãng phí thời gian và công sức đi lại. 

Cùng với đó, mối quan hệ dù tốt đến đâu vẫn nên có một món quà được chuẩn bị. Bạn không cần bỏ ra nhiều tiền để mua món quà thật đắt đỏ, quan trọng là thể hiện được tấm lòng của mình. Mối quan hệ của con người với con người được duy trì bằng sự tương tác, liên hệ lẫn nhau.

Quan hệ tốt đến mấy cũng phải nhớ 4 điều khi đến nhà nhau chơi - 1

Khi đến thăm:

Khi chưa được phép, đừng tùy tiện lật giở đồ của chủ nhà cũng như tự ý vào phòng ngủ hay phòng làm việc. Nếu bạn dẫn theo con đến chơi, bạn phải có trách nhiệm trông con của mình và nói trước cho trẻ về các nghi thức xã giao cơ bản. Không ít tình huống khó xử đã xảy ra trong thực tế khi khách dẫn trẻ con đến thăm nhà người quen và làm hỏng những đồ vật hết sức giá trị của chủ nhà. 

Quan hệ tốt đến mấy cũng phải nhớ 4 điều khi đến nhà nhau chơi - 2

2. Nghi thức ăn uống

Nếu bạn định đến thăm nhà người khác và ở lại dùng bữa thì hãy đến trước giờ ăn; nếu không định ăn thì nên về sớm. Bạn cũng cần chú ý một số phép xã giao khi ăn như: 

- Nếu mối quan hệ tương đối thân thiết và chủ nhà đang bận rộn trong bếp, bạn không nên ngồi không. Hai bên có thể cùng nhau nấu ăn, giảm bớt sự ngại ngùng và thắt chặt tình cảm.

- Hãy lịch sự khi ở trên bàn ăn. Đừng tìm, bới thức ăn một cách tùy tiện, càng không nên ăn một cách ngấu nghiến dù đói hay thức ăn ngon thế nào đi chăng nữa. Thay vào đó, hãy dành cho chủ nhà lời khen ngợi chân thành. 

Nghi thức trên bàn ăn là biểu hiện sự tu dưỡng bản thân của một người. Bạn có từng cảm thấy mệt mỏi khi khách khứa kéo đến nhà chơi, tất cả ngồi nói cười vui vẻ trong khi một mình bạn làm, sau đó không ngừng bình phẩm về món ăn trên bàn cũng như cách trang trí nhà bạn? Chưa hết ở đó, lũ trẻ không ngừng làm ồn và làm bừa bộn căn nhà, khiến bạn phải mất mấy tiếng đồng hồ mới dọn dẹp xong xuôi. 

Làm khách đã khó, đãi khách còn khó hơn. Nếu có đôi bên cùng ý thức tương xứng và lịch sự với nhau, nhiều rắc rối sẽ tránh được.

Quan hệ tốt đến mấy cũng phải nhớ 4 điều khi đến nhà nhau chơi - 3

3. Nghi thức trò chuyện

Khi đến nhà người khác chơi, bạn nhất định phải biết nghệ thuật tán gẫu. 

Thứ nhất, hãy khen ngợi:

Chủ nhà đã có con chưa? Nếu có, hãy khen đứa bé lớn nhanh, học giỏi, ngoan ngoãn, hiểu biết. Nhớ rằng, lời khen phải xuất phát từ sự chân thành. 

Có người lớn tuổi sống cùng họ không? Nếu có, hãy khen ông bà có sức khỏe và tinh thần tốt.

... 

Không ai là không thích được khen. Những lời khen ngợi sẽ giúp cuộc trờ chuyện của bạn trở nên cởi mở hơn, xua đi được sự ngại ngùng khi hai bên không biết nên bắt đầu như nào. 

Quan hệ tốt đến mấy cũng phải nhớ 4 điều khi đến nhà nhau chơi - 4

Thứ hai, học cách lắng nghe

Ai cũng có mong muốn được chia sẻ. Nếu đối phương là người nói nhiều và thích trò chuyện thì bạn chỉ cần đóng vai người nghe. 

Hãy chú ý đến các giao tiếp bằng mắt và thỉnh thoảng nhìn vào mắt đối phương để họ cảm thấy rằng bạn đang lắng nghe cẩn thận. Nếu bạn không biết cách trả lời, hãy lặp lại những gì chủ nhà vừa nói cộng thêm "và sau đó?" Đây chính là cách gợi mở đối phương chủ động chia sẻ tiếp câu chuyện của mình.

Quan hệ tốt đến mấy cũng phải nhớ 4 điều khi đến nhà nhau chơi - 5

4. Đọc gợi ý chào khách của chủ nhà 

Khi bạn đến thăm nhà một ai đó, đừng làm phiền họ quá nhiều. Sau khi ở lại dùng bữa, nói chuyện cũng nên tìm cơ hội rời đi. Nếu bạn thấy chủ nhà có những gợi ý này, điều đó có nghĩa là bạn nên rời đi sớm:

- Trước mặt bạn, họ đứng dậy dọn dẹp và lau sàn nhà; thỉnh thoảng nhìn vào điện thoại, xem và chú ý đến thời gian.

- Khi nói chuyện với bạn, chủ nhà lơ đãng và bạn có thể nhận thấy rõ ràng rằng họ không tập trung. 

- Cảm thấy bầu không khí giữa hai người bỗng trở nên im lặng, khó xử.

Đó là những dấu hiệu cho thấy bạn nên rời đi. Mối quan hệ dù tốt đến đâu cũng phải có sự tương xứng nhất định. Có những điều chủ nhà không cần nói ra nhưng bản thân bạn phải chú ý và hiểu điều đó. 

Ở chốn công sở, biết ngu ngơ trong 3 lúc này chính là người thông minh nhất
Chốn công sở không quá khắc nghiệt như mọi người vẫn nghĩ. Những người biết ẩn thân "ngây ngốc" đúng lúc sẽ mở ra cho mình nhiều cơ hội, ngày càng...

Bài học cuộc sống

Theo Bảo Anh.
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Bài học cuộc sống