Cuộc sống vợ chồng có phần khó khăn, kinh tế eo hẹp khiến tôi cảm thấy mình lực bất tòng tâm.
Gần Tết, người ta chẳng có việc làm, chỉ thảnh thơi nghỉ ngơi và đợi ngày lĩnh thưởng thì vợ mình lại đầu tắt mặt tối. Suốt ngày thấy vợ dặn tối không ăn cơm ở nhà. Nhiều khi nghĩ bực mình thế là mấy lần vợ không về sớm, tôi hằn học gọi điện cho vợ thúc giục thì nghe tiếng karaoke hát hò ầm ĩ. Nhiều lần như thế vợ còn về nhà trong hơi men ngà ngà khiến máu ghen tuông trong người tôi nổi lên. Tôi bực lắm nhưng không nỡ chửi mắng vợ nhất là khi chưa hiểu rõ ngọn ngành.
Tôi đã có buổi nói chuyện với vợ về việc này thì được vợ giải thích như sau: "Tết tư tới nơi rồi, công ty nào cũng tổ chức tất niên, tiệc tùng ầm ĩ, hết tiệc liên hoan công ty lại liên hoan ban nhóm, rồi lại được mời tới nhà sếp để ăn bữa cơm chia tay năm cũ. Thế nên không đi không được. Mà không đi thì mất lòng sếp, bị sếp ghét bỏ, khó chịu, mai kia sếp không thưởng cao thì lấy đâu ra tiền tiêu Tết. Thế nên, anh thấy đấy, dù em chẳng uống được rượu cũng phải cố mà nốc vào cho nó ra cái dáng cô nhân viên ưu tú của sếp. Say cũng phải uống chứ thử từ chối khách của sếp một lần để sếp mất mặt xem, mai anh ra đường nay". Nghe vợ nói mà nản. Chẳng nhẽ cái cơ chế tiếp khách của sếp vợ lại liên quan tới việc thưởng Tết hay sao. Sếp thì không nhờ được ai, cứ thế là túm lấy mấy cô nhân viên biết uống rượu đi cùng. Vợ tôi là một trong số đó.
Nhưng nghe vợ nói vậy tôi thấy nản lắm. Cuộc sống vợ chồng có phần khó khăn, kinh tế eo hẹp khiến tôi cảm thấy mình lực bất tòng tâm. Nhiều lần cố gắng làm ăn để có của ăn của để, dư giả nhưng đều bị thua lỗ, không thành công, tôi đâm ra chán nản lắm. Thế nên vợ tôi phải bươn trải nhiều. Ngoài công việc ở cơ quan vợ phải làm thêm nơi khác hoặc móc nối chỗ này chỗ nọ để kiếm thêm. Xem ra vợ tôi cũng kiếm được kha khá vì vợ có năng lực lại biết giao tiếp. Thế nhưng, đó cũng chính là điều khiến tôi lo lắng vô cùng. Tôi sợ vợ bị người khác dụ dỗ rồi sa ngã.
Sếp thì không nhờ được ai, cứ thế là túm lấy mấy cô nhân viên biết uống rượu đi cùng. Vợ tôi là một trong số đó. (ảnh minh họa)
Lần này nghe sếp của vợ nói có một hợp đồng ngon dịp cuối năm của mấy ông đối tác giàu có. Thế nên, vụ việc đi tiếp khách mà lấy được lòng khách là trọng trách của vợ và một số nhân viên khác. Nếu làm trót lọt vụ này, sếp sẽ thưởng Tết gấp 3 năm ngoái. Thế là, vì tiền vợ lao vào nhận 'dự án' này với hi vọng được số tiền thưởng kha khá, còn về biếu đôi bên gia đình và mua sắm cho con cái, nhà cửa. Nghe câu chuyện của vợ tôi lấy nản lòng, cảm thấy mình là gã chồng không ra gì, hổ thẹn với lương tâm và thương vợ. Nhưng, biết làm sao được, máu ghen tuông vẫn nổi lên trong người tôi. Thấy vợ đi về trong trạng thái say sưa, tôi không thể nào kìm lòng, bắt vợ nghỉ việc. Lúc ấy, sẵn có men trong người vợ sửng cồ lên với tôi, nói tôi chưa làm được gì cho gia đình này, còn bày vẽ ghen tuông.
Tôi cảm thấy chạnh lòng, buồn chán vì những lời nói đó của vợ. Phải chăng vì tôi là gã chồng không ra gì nên khiến vợ phải lao thân vào những chỗ như thế. Ban đầu chỉ là những cuộc rượu nhưng không biết cứ tiếp tục thế này thì vợ sẽ ra sao, và quan trọng là người ngoài nhìn vào gia đình tôi, họ sẽ nghĩ vợ chồng như thế nào. Tôi cảm thấy chán nản lắm, mệt mọi lắm, đồng tiền nó làm con người ta mụ mị thế này sao?