Chi chục triệu cho con học đàn piano từ bé chỉ để có thêm tài lẻ liệu có uổng phí?

Ngày 19/11/2023 09:30 AM (GMT+7)

Ngày nay, ngoài môn văn hoá, nhiều gia đình lựa chọn cho con học môn năng khiếu để bồi dưỡng tính cách và sở thích.

Những năm gần đây, việc bố mẹ cho con học thêm các môn năng khiếu ngày càng nhiều và độ tuổi bắt đầu cũng sớm hơn. Các lớp học đàn piano có khoá dành cho trẻ từ 3 - 4 tuổi. Khác với nhiều bộ môn, học piano thật sự là một khoản đầu tư không nhỏ vì chi phí mua đàn đã lên đến vài chục triệu đồng, học phí theo lớp hay thuê giáo viên về tận nhà dạy đều đắt đỏ. Vậy bộ môn này có gì thu hút đến thế?

Ngày nay, nhiều bạn nhỏ 3 - 4 tuổi đã bắt đầu học đàn.

Ngày nay, nhiều bạn nhỏ 3 - 4 tuổi đã bắt đầu học đàn.

Trào lưu học đàn piano nở rộ vì... sang?

Không thể phủ nhận thơ ca và phim ảnh đã xây dựng hình tượng quá đỗi hoàn hảo cho những chàng trai anh tuấn hay những cô gái dịu dàng ngồi bên chiếc đàn piano. Ở họ toát ra khí chất quý phái, tấu lên những khúc nhạc du dương say lòng người, mang dáng vẻ của bậc trâm anh thế phiệt làm bao người ngưỡng mộ. Chị D. (TP.HCM) cho 2 cô con gái đi học piano từ cấp tiểu học với lý do: "Mình thấy con gái học piano trông rất sang trọng, dịu dàng. Đó cũng là hình ảnh mà tôi muốn các con hướng tới".

Chi chục triệu cho con học đàn piano từ bé chỉ để có thêm tài lẻ liệu có uổng phí? - 2

Quả thật, học đàn giúp mài giũa tính cách của trẻ nhỏ. Khi tiếp xúc với nghệ thuật từ sớm, con sẽ tăng khả năng cảm thụ và thấu cảm. Piano là một bộ môn tương đối khó để trẻ rèn luyện tính kiên nhẫn, sự khéo léo, khả năng tập trung cao độ, trí nhớ tốt,... Những lợi ích này sẽ giúp con phát triển bản thân và tư duy toàn diện. Bên cạnh đó, việc lĩnh hội một bộ môn mới có thể mở ra nhiều cánh cửa cơ hội. Con có thể tìm ra đam mê của bản thân và theo đuổi sự nghiệp âm nhạc chuyên nghiệp, tham gia vào các câu lạc bộ nghệ thuật để mở rộng mối quan hệ xã hội, hoặc có thêm kỹ năng để thể hiện trong những dịp cần thiết.

Tuy nhiên nếu con không thích, học đàn có thể trở thành một gánh nặng, khiến trẻ bực dọc và mang tâm lý tiêu cực khi tiếp xúc với âm nhạc nói chung. Bố mẹ không nên cưỡng ép con học đàn vì sở thích của chính mình, thay vào đó, cần tôn trọng đam mê và mong mỏi của con.

Chi chục triệu cho con học đàn piano từ bé chỉ để có thêm tài lẻ liệu có uổng phí? - 3

Chi phí học đàn piano

Hiện nay, chi phí học đàn piano tại các trung tâm thanh nhạc là khoảng 3 - 5 triệu đồng/khoá kéo dài 12 buổi. Học phí sẽ phụ thuộc vào trình độ của học viên, giáo trình dạy cũng như sĩ số lớp. Ngoài ra, nhiều gia đình còn lựa chọn giải pháp thuê gia sư kèm tại nhà với chi phí từ 300.000 - 500.000 đồng/buổi, để trẻ được theo sát và tiến bộ nhanh hơn. 

Chi chục triệu cho con học đàn piano từ bé chỉ để có thêm tài lẻ liệu có uổng phí? - 4

Đối với bộ môn cần sự luyện tập mỗi ngày, việc sắm đàn piano là vô cùng cần thiết. Giá đàn piano điện tầm trung có giá khoảng 10.000.000 - 40.000.0000 đồng. Những cây đàn cao cấp hơn có thể lên đến vài trăm triệu đồng. Khi mua đàn, phụ huynh cần cân nhắc về hệ bàn phím cho người mới chơi hay chơi lâu, kích thước đàn phù hợp phòng ốc, khoảng giá và thương hiệu phù hợp,... Ngoài ra để tiết kiệm chi phí, có thể mua những cây đàn cũ nhưng chất lượng tốt để cho bé tập đánh ban đầu. 

Với nhiều phụ huynh, học đàn piano là một khoản đầu tư khá lớn và "khó sinh lời" vì không phải đứa trẻ nào cũng có năng khiếu để theo đuổi sự nghiệp âm nhạc chuyên nghiệp. Tuy nhiên với tài lẻ đánh đàn, con hoàn toàn làm thêm ngoài giờ tại các nhà hàng và buổi tiệc, trở thành một gia sư dạy đàn tại gia khi đang đi học. So với việc kiếm thêm thu nhập, học đàn mang đến nhiều lợi ích trong việc thư giãn, phát triển trí não, nâng cao cảm quan thẩm mỹ,... và nhiều kỹ năng cần thiết để con hoàn thiện bản thân hơn.  

Con bộc lộ năng khiếu hội họa, được học bài bản, tương lai có thể đạt thu nhập 45 triệu đồng/tháng
Hội họa không chỉ mang đến cơ hội việc làm, mà còn giúp trẻ phát triển tư duy sáng tạo và trí tuệ cảm xúc.

Giáo dục

Theo Mimi
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Giáo dục