Nếu chẳng may có một 'chiến binh' mụn xuất hiện trên mặt và cần loại bỏ, bạn hãy áp dụng cách nặn mụn an toàn, không để lại vết thâm dưới đây.
Ăn cay nóng, thường xuyên sờ tay lên mặt, da nhiều dầu, trong những 'ngày ấy' hoặc đơn giản là do thay đổi thời tiết,... đều có thể khiến bạn dễ dàng nổi mụn. Bình thường, bạn không nên tự ý nặn mụn tại nhà, vì nặn mụn có thể vô tình đẩy vi khuẩn đi sâu hơn vào lỗ chân lông, gây tắc nghẽn lỗ chân lông và mụn có thể nghiêm trọng hơn hoặc lan ra nhiều vùng da khác trên mặt.
Tuy nhiên, dù nặn mụn không phải là cách tốt nhất nhưng trong một số trường hợp nếu các bạn biết cách nặn mụn an toàn cũng sẽ góp phần trị mụn hiệu quả. Hãy áp dụng cách nặn mụn an toàn, không để lại vết thâm dưới đây.
Lưu ý, bạn phải chọn thời điểm nặn mụn khi nhân mụn đã chín, có còi mụn đen hoặc nhân mụn màu trắng và vàng bên trong. Nếu mụn chưa chín mà đã nặn sẽ dễ để lại vết thâm vĩnh viễn. Còn nếu để quá lâu, nhân mụn có thể biến thành nốt ruồi khó loại bỏ.
Rửa sạch tay, mặt và dùng bông y tế để nặn mụn.
Chuẩn bị:
- 1 kim nhỏ
- Cồn y tế
- Bông y tế
- Khăn giấy sạch
Các bước nặn mụn an toàn:
- Khử trùng, lau kim bằng cồn
- Dùng kim nhẹ nhàng chích lên bề mặt của mụn
- Dùng hai ngón tay giữ khăn giấy hoặc bông gòn bóp từ hai bên của mụn đẩy hết phần nhân mụn màu trắng hoặc vàng ra ngoài.
- Lau sạch
Lưu ý:
- Rửa mặt, rửa tay trước khi nặn mụn. Tốt nhất là sau khi tắm, mụn sẽ dễ nặn hơn.
- Nếu nặn mà nhân mụn không ra thì dừng lại, đừng cố nặn dễ gây tổn thương da.
- Khi chất lỏng trong là nhân mụn màu trắng hoặc vàng được đẩy ra hết và thấy máu thì dừng lại.
- Bôi các sản phẩm trị mụn, hoặc sát trùng nhẹ bằng tinh dầu trà (tea tree oil) và chống nắng sau khi nặn mụn để mụn mau lành và hạn chế thâm.
Xem video: