9 cách trị nhiệt miệng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ tại nhà "một phát khỏi ngay"

Ngày 28/06/2017 11:30 AM (GMT+7)

Trẻ sơ sinh bị nhiệt miệng rất dễ quấy khóc và bỏ ăn. Vì thế mẹ có thể tham khảo một số cách điều trị đơn giản tại nhà dưới đây.

Nhiệt miệng là căn bệnh phổ biến thường xảy ra với tất cả mọi người không có nguyên nhân rõ ràng, trong đó trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là đối tượng dễ mắc phải nhất.

Nhiệt miệng ở trẻ sơ sinh thường được biểu hiện bởi sự xuất hiện của một vài đốm trắng có kích thước nhỏ, hơi mọng nước, to và loét dần nếu không được điều trị sớm. Bệnh tuy không nguy hiểm và có thể tự khỏi sau vài ngày, thậm chí là vài tuần nhưng gây cảm giác khó chịu, đau đớn khiến trẻ quấy khóc, bỏ ăn... Vì thế, mẹ không nên xem thường khi trẻ sơ sinh bị nhiệt miệng và cần có một số biện pháp giúp tình trạng bệnh thuyên giảm.

Dưới đây là một số cách trị nhiệt miệng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ mẹ có thể tham khảo:

1. Mật ong

Mật ong có tính chất chống vi khuẩn, vì vậy nó giúp làm lành vết loét nhanh hơn. Cách thực hiện đơn giản là mẹ dùng ngón tay sạch của mình bôi một chút mật ong lên trên vết loét ở miệng cho con.

9 cách trị nhiệt miệng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ tại nhà amp;#34;một phát khỏi ngayamp;#34; - 1

Vì mật ong có hương thơm và vị ngọt nên rất hấp dẫn trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ nên chắc chắn bé sẽ không phản đối việc làm này của mẹ.

Tuy nhiên, một điều hết sức lưu ý đó là phương pháp dùng mật ong trị nhiệt miệng không được áp dụng cho trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi vì nó có thể gây ngộ độc cho bé.

2. Mật ong và củ nghệ

9 cách trị nhiệt miệng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ tại nhà amp;#34;một phát khỏi ngayamp;#34; - 2

Củ nghệ có tính chống viêm, khử trùng, kháng khuẩn làm xúc tiến quá trình chữa bệnh. Hòa hỗn hợp nghệ và mật ong rồi bôi trực tiếp lên vết nhiệt miệng của con không chỉ giúp giảm đau mà còn giúp cho vết loét lành lại nhanh hơn. Tương tự như trên, công thức này cũng không nên áp dụng cho trẻ dưới 1 tuổi.

3. Dừa

Dầu, nước hoặc sữa trong dừa - cả ba loại này đều có thể được sử dụng để điều trị loét miệng cho trẻ sơ sinh. Vì thế, hãy cung cấp nước dừa nếu bé bị nhiệt miệng.

9 cách trị nhiệt miệng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ tại nhà amp;#34;một phát khỏi ngayamp;#34; - 3

Theo đó, thay vì nước thường, hãy dùng một chút nước sữa dừa để cho con súc miệng sẽ giúp làm dịu những vết loét. Với trẻ nhỏ hơn, có thể dùng dầu dừa đắp trực tiếp lên vết loét.

4. Bơ sữa trâu lỏng hoặc bơ làm sạch

Bơ sữa trâu lỏng hoặc bơ làm sạch (bơ đã được đun chảy và loại bớt cấn sữa) có thể đắp trực tiếp lên vết loét ở miệng của trẻ.

9 cách trị nhiệt miệng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ tại nhà amp;#34;một phát khỏi ngayamp;#34; - 4

5. Sữa bơ

Bơ sữa chứa axit lactic, giúp hạn chế sự hoạt động và phát triển của vi khuẩn. Vì vậy, sử dụng sữa bơ như là một loại "thuốc sát khuẩn" cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị nhiệt miệng.

Đối với trẻ sơ sinh trên 8 tháng tuổi và trẻ mới biết đi có thể dùng sữa bơ hàng ngày.

9 cách trị nhiệt miệng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ tại nhà amp;#34;một phát khỏi ngayamp;#34; - 5

6. Sữa đông

Sữa đông có thể làm giảm các triệu chứng của bệnh nhiệt miệng như sữa bơ vì nó cũng có chứa axit lactic. Có thể chuẩn bị một ít trái cây và sữa đông để làm món sinh tố cho bé thưởng thức.

9 cách trị nhiệt miệng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ tại nhà amp;#34;một phát khỏi ngayamp;#34; - 6

7. Lá húng quế

Cho bé nhai 2-3 lá húng quế để làm giảm đau và làm dịu các vết loét trong miệng. Ngoài ra, lá húng quế còn có thể giúp điều trị ho, cảm lạnh, sốt... ở trẻ.

9 cách trị nhiệt miệng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ tại nhà amp;#34;một phát khỏi ngayamp;#34; - 7

8. Nước ấm và muối

Đối với trẻ lớn có thể pha nước muối với nồng độ thấp và cho bé súc miệng.

9. Cam thảo

Cho một chút cam thảo vào nồi nước và đun sôi lên để tinh chất trong cam thảo thục ra nước. Sau đó lấy nước cho con uống 4-5 lần/ ngày để đem lại hiệu quả cao nhất.

Mẹ cũng có thể làm hỗn hợp bột cam thảo với mật ong và bôi trực tiếp vào vết thương của con.

Ngoài những biện pháp điều trị nhiệt miệng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ ở trên, cha mẹ nên nhớ:

- Tránh cho trẻ ăn thực phẩm nóng

- Không ăn thực phẩm quá cay vì nó có thể gây khó chịu cho vết loét

- Sử dụng bàn chải mềm cho trẻ

- Sau 1-2 tuần vết loét không giảm bớt hoặc dính mủ, sốt cao thì hãy đưa con đến gặp bác sĩ.

Theo chuyên gia tư vấn Kim Mai để ngăn ngừa nguy cơ nhiệt miệng cần tránh làm tổn thương niêm mạc miệng khi đánh răng hay ăn uống, làm việc và nghỉ ngơi điều độ để tránh strees.

Ngoài ra, cần vệ sinh răng miệng tốt để tránh viêm nhiễm niêm mạc miệng, họng. Với trẻ em, không nên để thức khuya, ăn uống tùy tiện không theo giờ giấc, hướng dẫn bé đánh răng đúng cách để không làm rách niêm mạc miệng. Nên tập cho bé thói quen súc miệng nước muối ấm mỗi ngày.

Súc miệng bằng nước muối ấm 3 lần/ngày có thể chữa được nhiệt miệng. Chú ý là nước muối nhạt (độ mặn tương đương nước mắt hoặc hơn một chút). Súc miệng bằng nước của một trong những thảo mộc tự nhiên như nước lô hội, nước chiết xuất từ hạt nho, nước mận hoặc dầu trà giúp nhanh khỏi nhiệt miệng. Không dùng nước súc miệng có cồn, kích ứng mạnh.

Theo Gia đình và Xã hội

Chi Chi (Dịch theo Bumpsnbaby)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Bệnh nhiệt miệng