Có những thực phẩm tốt cho sự phát triển của trẻ mà thường bị bố mẹ bỏ qua trong giai đoạn cho bé ăn dặm.
1. Bơ đậu
Theo hướng dẫn mới đây của Viện nghiên cứu dị ứng, hen suyễn và Miễn dịch học Mỹ, các loại thực phẩm có khả năng gây dị ứng như các loại hạt là an toàn cho trẻ sơ sinh trong và dưới 6 tháng tuổi, khi chúng đã bắt đầu biết ăn ngũ cốc, trái cây và rau.
Đây là một tin tuyệt vời vì các loại hạt và bơ hạt như đậu phộng, hạt điều, hạnh nhân và là trung dinh dưỡng, cung cấp protein, axit béo có lợi, vitamin E và các khoáng chất như mangan, kali và sắt. Quá nhiều bơ đậu có thể gây nghẹt thở cho trẻ nhỏ vì vậy hãy thử trộn một lượng nhỏ vào một cốc hoặc xay nhuyễn hoặc thoa một lớp mỏng trên một dải dài của bánh mì nướng để phục vụ như một món ăn nhẹ.
Nếu gia đình bạn có tiền sử dị ứng thực phẩm hoặc em bé của bạn bị dị ứng thực phẩm hoặc bệnh chàm nặng, bạn có thể cần phải kiểm tra bác sĩ về bệnh dị ứng trước khi sử dụng những thực phẩm này.
2. Trứng
Trứng là một loại thực phẩm gần như hoàn hảo nhất. Trứng có thể dễ dàng tiêu hóa, và cung cấp các chất dinh dưỡng quan trọng mà bé cần - sắt, folate và choline, protein chất lượng cao, cộng với vitamin A, D và E. Và, tin vui cho các bà mẹ bận rộn, trứng quá dễ để chế biến. Chỉ cần đập một quả trứng, đánh tan lòng đỏ và thêm một chút sữa mẹ, sữa bột hoặc nước đến khi tạo thành hỗn hợp vừa miệng mà bé có thể ăn. Luộc chín và xắt nhỏ trắng trứng cũng là bữa ăn nhẹ hoàn hảo, tương tự với trứng rán hoặc trứng ốp la.
3. Bơ
Đừng sợ béo. Bởi vì vai trò của chúng trong phát triển não và hệ thống thần kinh, chất béo bão hòa và cholesterol là tuyệt vời với trẻ em dưới hai tuổi theo Viện Hàn lâm Nhi khoa Mỹ. Bên cạnh đó, chất béo giúp trẻ đáp ứng nhu cầu calo của trẻ, góp phần vào cảm giác no, và giúp hấp thụ các vitamin tan trong chất béo. Và nó làm cho hương vị món ăn trở nên hấp dẫn!
Vì vậy, một khi bé đã ăn được ngũ cốc đơn, hãy thêm một chút chất béo vào ngũ cốc để tăng dinh dưỡng và thơm ngon hơn. Hãy chọn thức ăn hữu cơ không sử dụng hóa chất, và, hãy chắc chắn sử dụng các nguồn chất béo khác nhau trong bơ, dầu ô liu, sữa chua toàn chất béo và pho mát.
4. Cá nước lạnh
Cá từng là một thức ăn cấm kị cho trẻ nhỏ vì lo ngại bị dị ứng, nhưng thực tế không phải như vậy. Với những loại cá nước lạnh như cá hồi, cá trích, cá ngừ đóng hộp cá mòi không có trong thực đơn của bé, hãy chắc chắn bạn bù đắp được nguồn DHA tuyệt vời này từ những thực phẩm khác. DHA đóng vai trò quan trọng trong phát triển võng mạc và não bộ và đặc biệt quan trọng đối với trẻ em trong hai năm đầu tiên của cuộc sống.
Cho bé ăn cá rất đơn giản. Chỉ cần nướng hoặc hấp một khúc cá phi lê, xay nhỏ cũng sữa mẹ, sữa bột hoặc nước để tạo thành một hỗn hợp vừa miệng với trẻ.
5. Đậu và đậu lăng
Mặc dù không phải là một sự lựa chọn thường xuyên lắm tại Mỹ, đậu và đậu lăng là một nguồn cung cấp tuyệt vời các protein, sắt, folate, kẽm và mangan cho cả gia đình, bao gồm cả trẻ em. Để làm cho đậu và đậu lăng dễ ăn hơn với trẻ, ngâm chúng trong một vài giờ hoặc qua đêm, để ráo nước, rửa sạch và nấu cho đến rất mềm. đậu lăng đỏ không cần ngâm và chín rất nhanh. Xay nhuyễn đậu đã luộc hoặc xay sơ qua đối với bé lớn hơn. Hãy thêm đậu hoặc đậu lăng vào súp và các món hầm một khi bé đã sẵn sàng ăn dặm.
6. Các loại thảo mộc và gia vị
Mục tiêu cuối cùng là khiến bé có thể ăn được tất cả các loại thức ăn vào tháng thứ 12. Vì vậy, thêm một chút các loại thảo mộc và gia vị gia đình bạn thích vào thức ăn của bé sẽ không chỉ thúc đẩy chất chống oxy hóa mà còn giúp mở rộng khẩu vị của trẻ và khiến chúng dễ ăn các món sau này.
Thêm vào đó, nghiên cứu cho thấy rằng trẻ em được tiếp xúc với nhiều loại hương vị trong giai đoạn đầu đời dễ ăn hơn khi chúng lớn lên. Tránh thêm quá nhiều và, tất nhiên, hãy cẩn thận với các loại gia vị nóng như ớt, vì trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có khẩu vị nhạy cảm mà có thể dễ dàng bị sốc bởi những vị quá mạnh.
Không biết chắc nên bắt đầu từ đâu? Hãy dùng combo cổ điển: nước sốt táo với quế, súp lơ với nhục đậu khấu, nước sốt thịt với thì là hoặc rau oregano, rau hoặc thịt gà với húng tây, bơ với rau mùi, hoặc cá với rau mùi tây và chanh.
7. Đậu phụ
Các bác sĩ thường tư vấn cho các bậc cha mẹ đừng cho trẻ ăn đậu phụ, một loại thực phẩm có khả năng gây dị ứng, cho đến sau sinh nhật đầu tiên của bé. Nhưng điều này không còn đúng nữa. Không ngạc nhiên, đó là một thành phần phổ biến trong chế độ ăn uống cân bằng cho trẻ sơ sinh ăn chay. Tuy nhiên ngay cả khi con bạn không ăn chay, đậu phụ là một nguồn tuyệt vời để tăng cường chất sắt, kẽm, protein và chất béo, tất cả các chất dinh dưỡng quan trọng đối với trẻ nhỏ. Thêm nữa: đậu phụ dễ nhai và hầu hết trẻ em thích thưởng thức hương vị nhẹ của nó.
Bạn có thể cho trẻ ăn đậu phụ cứng hoặc mềm, cũng có kể thêm muối và nướng lên cho có thêm hương vị. tào phớ cũng có thể sử dụng như là smoothies và đồ tráng miệng.
8. Bánh mì và bánh quy
Một số cha mẹ hạn chế gluten trong chế độ ăn uống con mình với hy vọng sẽ làm giảm nguy cơ bệnh celiac sau này. Nhưng mặc dù cần nghiên cứu thêm về cách phòng ngừa bệnh celiac, có một số bằng chứng cho thấy việc không cho trẻ ăn lúa mì là không hữu ích và thậm chí có thể làm tăng nguy cơ mắc chứng rối loạn tự miễn dịch này.
Em bé đã có thể dùng tay nắm thức ăn? Hãy đưa cho bé bánh mỳ hoặc bánh mì nướng mì cắt thành dải dài. Nếu từ những ngày ăn bột? Hãy thử ngũ cốc lúa mì, kem lúa mì, hoặc một hỗn hợp của các loại ngũ cốc khác nhau bao gồm lúa mì.
9. Sữa chua
Với hàng loạt các loại sữa chua có vị (Hoa quả, sô cô la, nha đam)… nhan nhản trên thị trường với những quảng cáo hấp dẫn, nhiều cha mẹ thường bỏ qua lựa chọn sữa chua không đường. Nhưng việc lựa chọn sữa chua không hương vị lại mang lại nhiều lợi ích. Không chỉ giúp con bạn tránh khỏi việc hấp thụ một lượng lớn đường trong các loại sữa chua có hương vị, nó còn giúp trẻ phát triển vị giác. Vì sữa chua có đường dễ ăn hơn, nên tập ăn sữa chua không đường thích hợp cho trẻ trước khi 18 tháng tuổi. Chỉ cần chắc chắn để chọn một sữa chua toàn chất béo vì trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cần khoảng 50% lượng calo trong chế độ ăn uống của họ đến từ chất béo.
10. Thịt đỏ/Thịt đen ở gia cầm
Cho bé ăn thịt bò? Tại sao không! Theo truyền thống, các loại ngũ cốc, đơn hạt tăng cường chất sắt là những thực phẩm đầu tiên được ưu tiên cho trẻ sơ sinh. Lời khuyên hiện nay được cung cấp bởi Học viện Nhi khoa Mỹ khuyên rằng sử dụng các loại thực phẩm chất sắt và kẽm phong phú khác như thịt gia cầm sẫm và thịt đỏ, đặc biệt là nếu bạn đang cho con bú.
Những loại thực phẩm này cung cấp các loại sắt tốt hơn- dễ hấp thụ so với các loại tìm thấy trong thực vật. Để cải thiện sự hấp thụ hơn nữa, kết hợp các loại thực phẩm giàu chất sắt với những thực phẩm giàu vitamin C, như trái cây và rau quả. Thịt viên và nước sốt cà chua đã sinh ra để làm bạn với nhau rồi đó bạn!
Đối với trẻ sơ sinh, hầm hoặc làm nhừ thịt gia cầm đen, thịt đỏ sau đó xay nhuyễn với sữa mẹ, các loại bột hoặc nước để tạo nên hỗn hợp vừa miệng.