Mẹ hãy kiểm tra xem bé có được bao nhiêu đặc điểm trong các tiêu chí này!
Hầu hết cha mẹ đều rất quan tâm đến việc liệu con mình sau này có là một đứa trẻ thông minh. Đa số lại đều có thói quen quan sát và đoán dấu hiệu trẻ thông minh ngay từ khi còn mới chào đời.
Không cần phải “đoán mò” lâu, các chuyên gia cho rằng phần lớn trẻ em có chỉ số IQ cao sẽ có những đặc điểm sau.
1.Tai to
Các giáo sư thuộc Đại học Liên bang Nga đã phát hiện ra: sự sáng tạo của con người liên quan đến kích thước của tai,hay nói cụ thể hơn, tai to hay bé cũng liên quan đến chỉ số IQ. Nếu chúng ta cẩn thận so sánh kích thước của đôi tai và trí thông minh thì sẽ thấy: những người có tai phải to thường giỏi toán, vật lý và các môn khoa học phức tạp. Ngược lại, tai trái lớn sẽ học rất dễ dàng các môn khoa học nhân văn.
2. Con mắt linh hoạt
Dữ liệu cho thấy các chuyển động thị giác con người có thể phản ánh trình độ não bộ, chỉ số IQ, tốc độ xử lý hình ảnh. Do đó, để xem độ thông minh của trẻ sơ sinh, cha me hãy quan sát độ nhạy cảm thị giác của trẻ. Trẻ có sớm phản xạ với ánh sáng, biết đưa mắt theo đồ vật, nhìn theo mục tiêu, nhìn thẳng vào mẹ khi mẹ nói chuyện hay không.
3. Trẻ sinh ra khi cha mẹ đạt độ tuổi ‘chuẩn’
Kết quả điều tra cho thấy những bà mẹ sinh con trước 23 tuổi con có chỉ số IQ trung bình 103, trong giai đoạn tốt nhất là 24-28 tuổi, chỉ số IQ của con có thể đạt 110. Nhưng phụ nữ trên 29 tuổi sinh con, IQ con thường dưới 105. Vì vậy, các chuyên gia tin rằng khi phụ nữ 24-28 tuổi và nam giới 30 tuổi là thời điểm tuyệt vời nhất để thụ thai.
4. Trẻ có cha mẹ đạt trình độ học vấn cao
Thông tin đã được chứng thực bởi các nhà khoa học Anh: Cha mẹ có trình độ tiểu học, con có chỉ số IQ trung bình 98,3; cha mẹ tốt nghiệp trung học cơ sở thì con IQ 103,3; cha mẹ tốt nghiệp trung học, chỉ số IQ con lên 108,1; cha mẹ tốt nghiệp đại học, chỉ số IQ con 109,9. Vì vậy, muốn con thông minh, cha mẹ cũng cần phải “học giỏi”.
5. Trẻ được nuôi bằng sữa mẹ
Sữa mẹ có chứa một loạt các chất giúp phát triển não bộ của trẻ em, đặc biệt taurine.Nó không chỉ có thể tăng số lượng các tế bào não, thúc đẩy sự phân hóa tế bào thần kinh và trưởng thành, mà còn góp phần vào việc hình thành mạng lưới thần kinh. So với sữa bò, hàm lượng taurine trong sữa mẹ cao hơn khoảng 10 lần.
6. Trẻ yêu âm nhạc
Các chuyên gia Mỹ có một bảng dữ liệu chỉ ra trẻ thích nghe nhạc sẽ có điểm học tập sau này cao hơn 20-40% so với các bé khác. Thậm chí các thành viên trong một ban nhạc của trường có khả năng để vào đại học cao hơn 50%. Điều này cho thấy âm nhạc có thể giúp phát triển tiềm năng não bộ, điều chỉnh chức năng của não trái, phải và có xu hướng giúp 2 bán cầu náo hoạt động cân bằng.
7. Trẻ sơ sinh hay cười
Các chuyên gia y tế thuộc Đại học Washington đã tiến hành một nghiên cứu và đi đến kết luận sau: Hầu hết trẻ em thích cười đều thông minh hơn. Họ quan sát thấy, trẻ em thông minh thường sớm biết cười, 1-2 tháng đã cười và thưởng rất thích cười với các khuôn mặt người quan sát em.
8. Trẻ tinh nghịch
Nhà tâm lý học người Đức – Thomas Karl đã giải thích rằng một đứa trẻ nghịch ngợm chắc chắn bộ não phải hoạt động rất nhiêu và chính vì vậy, trẻ cũng có tốc độ tăng trưởng não bộ cao, khả năng thành công trong tương lại tăng.
9.Trẻ thích “tranh luận”
Tranh luận là một cuộc đấu tranh ngôn ngữ để giành chiến thắng. Trẻ sẽ phải sử dụng thành thạo hầu hết các ngôn ngữ súc tích nhất và hợp lý nhất để giành phần thắng về phía mình. Do đó, các cuộc tranh cãi có thể “tặng” cho trẻ em một bài học đặc biệt về ngôn ngữ và các kỹ năng: tích lũy các yếu tố ngôn ngữ phong phú, hình thức ngôn ngữ được cải thiện, nâng cao kỹ năng. Trẻ thích tranh luận thường chỉ số IQ cao
10. Trẻ có cân nặng vừa phải
Các chuyên gia cho thấy những em bé có trọng lượng cơ thể lớn hơn 20% so với trẻ bình thường cùng tuổi cũng sẽ có chỉ số IQ, khả năng tiếp thu kiến thức thấp hơn đáng kể. Trẻ quá còi, không đủ chất để lớn thì cũng không đủ chất cho não phát triển. Vì vậy, cha mẹ hãy chú ý đến cân nặng cân bằng cho trẻ, tăng cường tập thể dục thể chất, giảm chất béo cho trẻ béo phì và tăng cường dinh dưỡng cho trẻ còi, thấp bé nhẹ cân. Mẹ có thể tham khảo Bảng cân nặng chuẩn cho trẻ theo WHO 2015 tại đây.