Hầu hết trẻ sơ sinh nào cũng có vết bớt trên người, thích ngủ úp bụng hoặc cười khi ngủ nhưng chắc chắn mẹ chưa biết được sự thật phía sau.
Rất nhiều bà mẹ thường lúng túng khó hiểu trước những biểu hiện hoặc đặc điểm khác lạ trên cơ thể con sơ sinh vì không biết rằng đó là điều bình thường hay báo trước sự nguy hại về sức khỏe.
Vì vậy, để không phải là một trong số những bà mẹ thiếu kiến thức đó, bạn nên biết trước về bí mật của 3 điều hầu như 100% trẻ nhỏ đều có dưới đây.
1. Vết bớt xanh trên mông hoặc lưng
Mông hay lưng trẻ sơ sinh là hai vị trí thường xuất hiện những vết bớt xanh. Theo quan niệm của một số bà mẹ Việt truyền tai nhau, vết bớt đó là “bà mụ” dùng để đánh dấu những đứa trẻ nghịch ngợm. Một lý do khác nghe có vẻ khoa học hơn là do mẹ ăn uống thừa sắt trong quá trình mang thai nên em bé không hấp thụ hết được và bị dư ở mông, để sau này 'dùng dần' rồi sẽ tự hết.
Tuy nhiên, theo cách lý giải của người xưa, mỗi em bé trước khi tìm được mẹ đều là một thiên thần nhỏ ở cạnh Chúa. Mỗi thiên thần đều có một cái đuôi và Chúa sẽ nắm những cái đuôi đó để kiểm soát họ.
Trong trường hợp vết bớt của trẻ quá rộng cần đưa con đi thăm khám bác sĩ. (Ảnh minh họa)
Khi thiên thần nhỏ tìm được mẹ ở nhân gian, bé sẽ xin Chúa thả mình đến bên mẹ. Tuy nhiên, có những thiên thần đáng yêu đến nỗi Chúa không muốn rời xa nên vẫn nắm chặt đuôi chúng.
Để đến với mẹ, những thiên thần này đã cố sức giãy dụa và cuối cùng bị đứt đuôi. Phần đuôi còn sót lại biến thành vết bớt màu xanh trên mông bé.
Trên thực tế, vết bớt xanh trên mông hoặc lưng trẻ được giới y học gọi là bớt Mông Cổ. Khi phôi thai phát triển, những tế bào biểu bì tạo sắc tố (Melanocytes) sẽ được chuyển từ trung tâm thần kinh xuống lớp biểu bì. Khi nhiều tế bào cùng tụ lại tại lớp hạ bì thì sẽ tạo thành vết bớt như các mẹ thường thấy ở trẻ sơ sinh.
Theo ước tính, khoảng 80-90% trẻ sơ sinh ở khu vực Đông Á có bớt xanh. Nói chung, người da trắng rất hiếm có vết bớt này, nếu có thì màu da và tóc của họ thường sẽ tối hơn người khác.
Đây cũng là nguyên nhân loại bớt này có tên gọi là bớt Mông Cổ (dựa theo từ Mogoloid chỉ chủng người sống tại khu vực Đông Á chứ không phải chỉ đất nước Mông Cổ nói riêng).
Bớt Mông Cổ là loại bớt lành tính nhất và thường không liên quan đến bất kì bệnh tật hay dị tật bẩm sinh nào. Em bé có thể có bớt ngay từ lúc sinh ra hoặc khi đã được 4, 5 tháng tuổi. Khi bé khoảng 6 tuổi thì vết bớt sẽ dần dần biến mất.
Vì vậy, loại bớt này hoàn toàn không ảnh hưởng đến sức khỏe của bé và cũng không đòi hỏi bất cứ liệu pháp điều trị nào. Tuy nhiên, trong trường hợp vết bớt quá lớn hoặc quá lâu phai, mẹ cần đưa con đi gặp bác sĩ để được thăm khám.
2. Trẻ thích ngủ úp bụng, sấp mặt
Phải đến 90% trẻ có thói quen ngủ nằm sấp, úp bụng và mặt xuống phía dưới, điều này khiến mẹ khá lo lắng. Đặc biệt nếu bị tác động bởi một vài yếu tố ngẫu nhiên như chăn và gối quá mềm khiến phần mũi của bé bị che lấp có thể dẫn đến hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh.
90% trẻ nhỏ thích nằm ngủ úp bụng, sấp mặt. (Ảnh minh họa)
Quay lại vấn đề tư thế ngủ úp bụng sấp mặt mà nhiều bé sơ sinh thích nằm, đơn giản là vì nó đem lại cho con một cảm giác an toàn khi ngủ.
Tư thế này được bắt nguồn và hình thành từ khi trẻ còn trong bụng mẹ. Thông thường, cơ thể trẻ dễ bị tổn thương nhất ở phần ngực trước và bụng. Theo đó, thai nhi sẽ cuộn tròn người lại để có tư thế tự bảo vệ bản thân.
Sau khi chào đời, theo thói quen, bé sẽ thích nằm sấp, úp ngực trước và bụng xuống phía dưới, điều đó giúp cho bộ phận này của cơ thể sẽ không bị tác động từ bên ngoài, cũng giống như tư thế khi còn trong bào thai. Bé sẽ có cảm giác được bảo vệ và an toàn hơn. Từ đó dễ dàng ngủ sâu giấc hơn.
Bên cạnh đó, một nguyên nhân khác có thể khiến trẻ thích nằm sấp đó là bé bị bệnh về hệ tiêu hóa.
Thông thường, bản thân người lớn bị đau bụng thường lấy tay xoa bụng hoặc ấn mạnh vào bụng để giảm cảm giác khó chịu. Tuy nhiên, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ lại không thể thực hiện động tác như thế nên chỉ có thể ép bụng xuống phía dưới sàn để giúp xoa dịu cơn đau.
Đối với trường hợp bé bị bệnh đường ruột thì trước đó sẽ có nhiều biểu hiện bệnh đường ruột rõ ràng hơn, cha mẹ có thể lưu ý đề phát hiện bệnh.
3. Bé sơ sinh mỉm cười khi ngủ
Về góc độ sức khỏe, nụ cười có lợi ích không nhỏ đến sức khỏe của trẻ như: hỗ trợ tim mạch, tốt cho phổi, có lợi cho gan, tốt cho dạ dày và tiêu hóa, hỗ trợ miễn dịch...
Còn theo các chuyên gia tâm lý học, việc trẻ mỉm cười khi ngủ không chỉ là biểu cảm trên gương mặt mà còn thể hiện quá trình hoạt động của hệ thần kinh, đặc biệt là não bộ.
Trẻ biết mỉm cười khi ngủ có chỉ số IQ khá cao. (Ảnh minh họa)
Cười vừa là cách rèn luyện thể dục, vừa giúp các nhóm cơ và não bộ của trẻ phát triển. Kết quả nghiên cứu cho thấy, em bé càng biết cười sớm thì khi lớn chỉ số IQ càng cao.
Bé từ 0-3 tháng tuổi thường mỉm cười khi ngủ, đây là phản xạ tự nhiên khi bé được đáp ứng đầy đủ nhu cầu.
Trẻ từ 3-6 tháng tuổi thường tập trung tới biểu cảm của người lớn, mẹ cười nhiều bé sẽ cười nhiều, mẹ đăm chiêu bé sẽ lo lắng.
Trước 1 tuổi, nếu được đáp ứng nhu cầu đầy đủ hoặc có người lớn trêu đùa bé sẽ thể hiện sự thỏa mãn của mình bằng nụ cười.
Mời độc giả gửi những video ngộ nghĩnh của các bé trong độ từ 0-10 tuổi kèm thông tin cơ bản về hòm mail: lamme@eva.vn. Ban biên tập sẽ lựa chọn những bức ảnh/clip ngộ nghĩnh nhất để chia sẻ trên chuyên mục Làm mẹ. |