Sau hành trình mang thai kỳ diệu, mẹ có thể sẽ bất ngờ khi biết rằng em bé sơ sinh còn nhiều điều đáng kinh ngạc hơn.
Trẻ sơ sinh biết mình phải làm gì
Một nghiên cứu của các chuyên gia Thụy Điển năm 1987 đã đưa ra thuật ngữ “Bản năng tìm vú” để khẳng định một đứa trẻ mới ra đời hoàn toàn có thể tự tìm tới vú của mẹ để bú. Khi em bé vừa chào đời, được vệ sinh sạch sẽ, y tá sẽ đặt bé lên ngực mẹ để được da tiếp da và nếu quan sát bạn sẽ thấy em bé sẽ từ bò, trườn đến ngực mẹ và ngậm ti mẹ cũng bú có hành động bú mút.
Video bé sơ sinh tự tìm ti mẹ khi vừa chào đời
Trẻ sơ sinh nhận ra mẹ
Ở trong bụng mẹ được bảo vệ bằng bọc nước ối nhưng thai nhi vẫn hoàn toàn có thể nghe được âm thanh từ bên ngoài và âm thanh thân thuộc nhất chính là giọng nói của mẹ. Mặc dù khi ra đời, trẻ sẽ cần nhiều thời gian để học nói nhưng về khả năng nghe, trẻ hoàn toàn có thể nhận biết được giọng nói của mẹ mình ngay sau khi chào đời.
Trẻ sơ sinh không có nước mắt
Bạn đừng nghĩ rằng trẻ không khóc, thực tế thì trẻ sơ sinh khóc nhiều, khóc ngay từ khi lọt lòng mẹ nhưng sẽ có nhiều trẻ không có nước mắt trong những tháng đầu mới sinh. Lý do là bới thời gian đầu sau sinh tuyến lệ của trẻ chưa hoạt động hoàn chỉnh. Lúc này tuyến lệ chỉ đủ để bôi trơn, giữ cho đôi mắt của con thoải mái chứ chưa thể tuôn trào thành giọt nước mắt. Đây là hiện tượng bình thường.
Hầu hết trẻ sơ sinh khóc đều không có nước mắt. (ảnh minh họa)
Hầu hết trẻ sơ sinh da trắng có đôi mắt xanh
Phần lớn trẻ sơ sinh da trắng được sinh ra với đôi mắt xanh bất kể có được di truyền hay không. Tuy nhiên màu mắt của trẻ có thể thay đổi trong 6 tháng đầu sau sinh. Các em bé gốc Tây Ban Nha, người Mỹ gốc Phi thường sinh ra với đôi mắt màu tối và thường không thay đổi khi lớn lên sau này.
Trẻ sơ sinh bị cận thị
Điều này hoàn toàn là sự thật khi em bé mới ra đời chỉ có thể nhìn rõ khoảng cách bằng khoảng 25-30cm – tương đương từ mắt mẹ đến bầu ngực. Thực tế ngọt ngào này cho thấy khi trẻ bú mẹ, bé vẫn ngắm nhìn rõ khuôn mặt của mẹ.
Khi mới sinh, tầm nhìn của trẻ khá hạn chế. (ảnh minh họa)
Trẻ sơ sinh không có đầu gối
Trẻ sơ sinh được sinh ra với sụn chủ yếu ở đầu gói. Bộ phận này sẽ không tahy đổi cho đến khi bé tầm 6-7 tháng – tuổi tập bò.
Trẻ sơ sinh có thêm xương
Trẻ sơ sinh sinh ra với gần 300 xương trong khi người trưởng thành là 206 xương. Khi bé phát triển, những xương thừa sẽ kết hợp lại với nhau.