Bà mẹ ‘toàn thời gian’ Uyên Bùi: “Tôi chọn chăm con một cách khoa học”

Ngày 28/09/2017 20:00 PM (GMT+7)

Nổi lên từ diễn đàn nuôi dạy con như một hiện tượng, bà mẹ “toàn thời gian” Uyên Bùi (Bùi Hà Uyên – đồng tác giả cuốn sách “Để con được ốm”) gây ấn tượng bởi cá tính nồng nhiệt nhưng đầy lý trí trong hành trình nuôi và chăm sóc con.

Trong một cuộc trò chuyện thú vị, cô hài hước cho rằng mình tình nguyện đóng vai “phản diện”, đưa ra ý kiến ngược dòng miễn là giúp các bậc phụ huynh có cách tiếp cận khoa học, phù hợp hơn khi chăm sóc và phòng bệnh cho con. 

Chào chị Uyên Bùi! Với quan điểm chăm con có thể nói khá “khác người”, chị có gặp nhiều khó khăn trong quá trình nuôi dạy bé Mật Ong? Điều gì là thử thách nhất đối với chị?

Tôi đã viết một câu thế này ở phần mở đầu cuốn sách của mình: “Con trẻ sinh ra đã là con trẻ, còn chúng ta phải học để làm bố mẹ”. Thật vậy, chẳng có trường lớp nào dạy chúng ta “làm” bố mẹ cho đến khi chúng ta có con. Tôi cũng như bao người khác, làm mẹ lần đầu là một “công việc” hoàn toàn mới mẻ. Vì thế, tôi cũng khó tránh khỏi những sai lầm mà chỉ khi đi qua rồi, hoặc có ai đó chỉ ra tôi mới biết là mình đã sai. Với tôi, điều khó khăn nhất chính là biết và chấp nhận cái sai của mình trong quá trình học làm mẹ.

Theo chị, đâu là lầm tưởng phổ biến của bố mẹ Việt khi nuôi nấng, chăm sóc con?

Bố mẹ nào cũng yêu thương và mong muốn mang lại điều tốt nhất cho con. Tuy nhiên, đôi khi chính vì vậy mà họ luôn cảm thấy lo lắng và bao bọc con quá kỹ. Bên cạnh đó, một số kinh nghiệm dân gian dù không còn phù hợp vẫn được lưu truyền khiến bố mẹ nghĩ rằng nắng mưa, chơi đất nghịch cát… khiến trẻ bị bệnh dẫn đến việc trẻ mất đi cơ hội được thỏa sức vui chơi, khám phá thế giới xung quanh - điều rất cần thiết cho sự phát triển trí não cũng như "nâng cấp" hệ miễn dịch của trẻ.

Bà mẹ ‘toàn thời gian’ Uyên Bùi: “Tôi chọn chăm con một cách khoa học” - 1

Nhiều người cho rằng chị muốn gây sự chú ý bằng cách thể hiện mình khác biệt khi cho con “homeschooling” (học tự do), hay cả trong việc chăm sóc sức khỏe của con. Tuy nhiên, những kinh nghiệm truyền thống vẫn có giá trị riêng nên mới được duy trì. Chị nghĩ sao về điều này?

Bàn về giáo dục, tôi nghĩ mỗi người sẽ có sự lựa chọn phù hợp với hoàn cảnh. Tôi chỉ lựa chọn phương pháp phù hợp nhất với con và hoàn cảnh gia đình mình. Kinh nghiệm truyền thống vẫn có những giá trị rất đáng để học hỏi nhưng không phải mọi thứ đều đúng. Việc chăm sóc sức khỏe cho bé cũng vậy, tôi không cố ép mình đi ngược lại số đông, nhưng đi theo phương pháp chăm con khoa học đã được bác sĩ hướng dẫn và tư vấn. Và tôi cũng vẫn dung hòa với những kinh nghiệm truyền thống đúng với khoa học như sử dụng các loại thuốc bôi ngoài da có chứa su bạc, gel bạc… bởi theo nghiên cứu, bạc thực sự có tác dụng kháng khuẩn và an toàn cho sức khỏe khi sử dụng đúng với liều lượng cho phép.

Thực tế không phải lúc nào cha mẹ cũng có thể ở bên nhắc nhở trẻ về vấn đề vệ sinh cơ thể. Chị có bí quyết nào để dạy bé ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân và tập thói quen chăm sóc bản thân?

Để hình thành một thói quen cần có thời gian, vì thế tôi tập cho bé cách tự chăm sóc bản thân từ sớm. Trước tiên, tôi trò chuyện với con về tầm quan trọng của việc giữ gìn vệ sinh cơ thể. Khi con lớn hơn, tôi hướng dẫn lẫn nhắc nhở hàng ngày các bước tắm gội, rửa tay đúng cách và thường hát “Happy birthday" hai lần mỗi khi rửa tay với xà phòng diệt khuẩn để đảm bảo thời gian phát huy tác dụng theo đúng khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).

Bà mẹ ‘toàn thời gian’ Uyên Bùi: “Tôi chọn chăm con một cách khoa học” - 2

Chị có thể chia sẻ một vài kinh nghiệm để phòng bệnh cho bé?

Theo nghiên cứu, có đến 80% bệnh truyền nhiễm qua tiếp xúc với tay. Điều quan trọng nhất để phòng bệnh cho trẻ là cha mẹ cần dạy trẻ thói quen tắm rửa, giữ gìn vệ sinh thân thể sạch sẽ,  luôn rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh với xà phòng Lifebuoy chứa ion bạc để giúp kháng khuẩn, bảo vệ cơ thể khỏi bị nhiễm và lây bệnh hiệu quả hơn.

Bên cạnh đó, rửa tay với xà phòng chính là hành động đơn giản nhưng hiệu quả nhất trong việc phòng ngừa đa số các bệnh như cảm cúm, tiêu chảy, tay chân miệng…, nhờ đó góp phần phòng chống và ngăn chặn các dịch bệnh. Cá nhân tôi được biết có hẳn “Ngày thế giới rửa tay”, và Lifebuoy từng có rất nhiều hoạt động tại các trường học, đến tận vùng sâu vùng xa để mang thói quen rửa tay cùng xà phòng đến hàng triệu người.

Ngoài ra, tôi cũng thường xuyên cho con về với thiên nhiên, tham gia các hoạt động vui chơi ngoài trời cũng như rèn luyện các môn thể thao trong nhà như leo núi hay học nhảy. Đây cũng là cách giúp con tăng cường sức đề kháng.

Cảm ơn những chia sẻ rất thú vị của chị!

Ngọc Nguyễn.
Nguồn: [Tên nguồn].