Theo chuyên gia, khi trẻ xảy ra tai nạn với đôi đũa, bố mẹ không được can thiệp để lấy dị vật, phải giữ nguyên hiện trạng đưa đến bệnh viện cấp cứu.
Đôi đũa là vật dụng quen thuộc trong bữa ăn hằng ngày của các gia đình Việt Nam. Từ rất sớm, con cái đã được cha mẹ hướng dẫn cách và cơm, tự cầm đũa để ăn. Tuy nhiên, nó có thể trở thành “vũ khí” gây hại cho trẻ nhỏ nếu cha mẹ không cẩn trọng.
Điểm tin - Những trường hợp trẻ thương tích nặng nề do thói xấu nghịch đũa
1. Khoảng 21 giờ 30 phút ngày 22/2/2016, bé Ngọc A. (9 tuổi- TP.HCM) được gia đình đưa vào Bệnh viện Nhi đồng 1 cấp cứu trong tình trạng đôi đũa đâm qua lưỡi đến sàn miệng.
>> Bạn có thể xem chi tiết vụ việc xảy ra tại đây!
2. Ngày 22/3/2015, bé Nguyễn Phúc H. (3 tuổi- Vĩnh Phúc) đi ăn cỗ cùng bà không may bị ngã làm chiếc đũa bé cầm trên tay chơi chọc sâu vào mũi.
>> Nếu muốn tìm hiểu thêm tình trạng và nguyên nhân vụ việc, click nhanh vào đây!
3. Ngày 23/11/2016, bé gái hơn 1 tuổi tên Yin Xixi tại Trung Quốc bị đũa chọc vào mắt khi tự cầm đũa vừa ăn, vừa chơi.
>> Click xem ngay: Toàn cảnh sự cố kinh hoàng này
Nên thận trọng với đôi đũa vô tri vô giác
Theo bác sĩ Bùi Hải (Khoa Hồi sức cấp cứu, BV Đa khoa Medlatec), trẻ nhỏ rất thích nghịch chơi những vật dài, nhỏ để có thể cầm nắm dễ dàng. Vì vậy, trong bữa ăn, nhiều cha mẹ đã nuông chiều, đưa con đũa, thìa hoặc nĩa làm đồ chơi. Đặc biệt, trẻ còn cầm chúng chạy nhảy quanh nhà. Điều đó rất nguy hiểm vì đũa, thìa có thể chọc vào mắt, miệng của trẻ và gây ra những hậu quả nghiêm trọng.
Để bảo vệ trẻ tránh khỏi những tai nạn thương tâm từ vật dụng vô tri vô giác, các bậc phụ huynh cần: - Không được cho trẻ vừa ăn vừa ngậm đũa, nĩa, tăm hay các vật nhọn khác. - Không nên để trẻ đùa nghịch, chạy chơi khi đang cầm đũa trên tay hay đang trong bữa cơm. Việc làm đó sẽ tránh được tình trạng trẻ bị đau bụng và bảo vệ trẻ an toàn. - Trong trường hợp trẻ quấy khóc, đòi cầm đũa hoặc thìa nghịch chơi, cha mẹ hãy kiên trì dỗ dành và giải thích cho con hiểu. - Phụ huynh muốn dạy cho trẻ cách tự xúc ăn hãy mua bộ đồ ăn có dạng hình tròn. Nếu trẻ không chịu dùng và đòi cầm nĩa, đũa,…bố mẹ buộc phải theo sát trẻ. - Khi trẻ xảy ra tai nạn với đôi đũa, nĩa,… các bậc cha mẹ không được can thiệp để lấy dị vật, phải giữ nguyên hiện trạng và đưa con đến bệnh viện cấp cứu |