Bác sĩ chỉ cách chữa lẹo, chắp ở mắt cho trẻ bằng rau xanh

Ngày 14/08/2017 00:06 AM (GMT+7)

Chắp và lẹo là những bệnh thường gặp ở bờ mi mắt. Hai bệnh này khác nhau nhưng hay bị nhầm lẫn và khiến bố mẹ khó phân biệt khi con mắc phải.

Phân biệt giữa chắp, lẹo

Lẹo Chắp
Khái niệm

- Là chứng viêm cấp tính, do một loại tụ cầu khuẩn xâm nhập vào tuyến chân lông mi hoặc vi khuẩn như Staphylocoque gây nên.

- Là một u hạt xuất phát từ tuyến của sụn mi bị bít tắc. Chất bã ứ đọng xâm nhập các mô lân cận và gây viêm hạt mạn tính.

Dạng

- Lẹo bên ngoài là một nốt đỏ ở mi mắt, kích thước và độ rắn giống như hạt đậu.

- Lẹo bên trong thường kín đáo hơn, nằm ở mặt trong của mi mắt, tức là phần kết mạc của mi, khi lật mi ra chúng ta có thể nhìn thấy được, trong một số trường hợp còn có thể thấy đầu mủ trắng của lẹo.

- Đa lẹo tức là có rất nhiều đầu lẹo trên một mi hay cả hai mi, thậm chí hai mắt.

- Chắp bên ngoài là một nốt đỏ ở mi mắt, kích thước và độ rắn giống như hạt đậu.

- Chắp bên trong thường kín đáo, nằm ở mặt trong của mi mắt.

Biểu hiện

- Khi mới mọc, mi mắt sưng nhẹ, hơi đỏ, ngứa, đau, tiếp đó ở chỗ đau nổi lên một khối rắn to cỡ hạt gạo. Lẹo thường mọc ở ngay bờ mi, dính chặt vào da mi.

- Lẹo rất hay tái phát, lan từ mi này sang mi khác, có khi sưng to cả mi mắt và gây ứ phù màng tiếp hợp. Thông thường sau 3-4 ngày lẹo mưng mủ và vỡ. 

- Sưng, đau, đỏ, khó chịu ở bề mặt kết mạc của mi mắt.

- Sau vài ngày chắp sẽ xẹp xuống chỉ còn khối tròn không đau, lớn dần trên mi mắt thành một khối màu đỏ, xám dưới kết mạc. Bệnh sẽ tự khỏi sau vài tháng.

Nguyên nhân

- Hình thành từ sự nhiễm khuẩn ở vùng chân lông mi.

- Có thể được gây ra từ sự viêm nhiễm lan rộng từ tình trạng viêm bờ mi sẵn có. 

- Được tạo nên từ sự tắc nghẽn ống tuyến nhờn của mi mắt, không gây đau.

Bác sĩ chỉ cách chữa lẹo, chắp  ở mắt cho trẻ bằng rau xanh - 1

Chắp và lẹo là những bệnh thường gặp ở bờ mi mắt. (Ảnh minh họa)

Tư vấn và chia sẻ của bác sĩ chuyên khoa

Theo chia sẻ của bác sĩ chính CK I Bạch Quốc Nam, Bệnh viện Mắt Hà Nội, chắp và lẹo là bệnh của mi, có một ranh giới rất nhỏ để phân biệt bởi từ chắp có thể viêm nhiễm, sưng nóng trở thành lẹo. Tuy nhiên, chắp mắt là mãn tính, không đau còn lẹo mắt là viêm cấp, gây đau cho người mắc phải.

Theo quan điểm Tây y, lẹo là viêm cấp tính của tuyến bờ mi với các triệu chứng sưng, nóng, đỏ, đau.

Theo quan điểm Đông y, nguyên nhân chủ yếu gây chắp, lẹo ở trẻ nhỏ là do trẻ lười ăn rau, bị ứ trệ dẫn đến táo nhiệt, rối loạn hệ tiêu hóa, cản trợ sự hấp thu dinh dưỡng.

“Theo quan điểm ngày xưa, trẻ bị lẹo, chắp sẽ được chích, cho uống thuốc kháng sinh nhưng khi Việt Nam tham gia Công ước Quyền trẻ em, các bác sĩ không cho chích và không cưỡng ép vì chích đau, trẻ còn nhỏ sẽ không hợp tác.

Quan điểm cá nhân tôi trong điều trị là dùng thuốc kháng sinh để hết viêm cấp. Đến khi trẻ lớn lên ý thức lẹo xấu sẽ tự nguyện đi chích.

Khi dùng kháng sinh, kháng viêm, lẹo sẽ thành cục không đau mà chỉ bị sưng và bị chắp hóa.

Với lẹo viêm lan tỏa sẽ không làm mủ, để lại sẹo. Nhưng lẹo cư trú thường có mủ và sau khi dùng kháng, sinh kháng viêm sẽ xơ hóa thành bã đậu trở thành chắp”, bác sĩ Nam cho biết.

Bác sĩ chỉ cách chữa lẹo, chắp  ở mắt cho trẻ bằng rau xanh - 2

 Để phòng tránh chắp, lẹo mắt ở trẻ, bố mẹ nên tăng cường tô màu hóa bát bột cho bé. Với trẻ lớn tăng cường ăn rau, củ, quả để bé không bị táo nhiệt. (Ảnh minh họa)

Cũng theo bác sĩ Nam, để phòng tránh lẹo, chắp mắt ở trẻ, bố mẹ cần tăng cường tô màu hóa bát bột, cho trẻ ăn nhiều rau xanh.

“Khi trẻ có biểu hiện, bố mẹ nên cho con đến ngay các cơ sở chuyên khoa mắt để được điều trị, tư vấn kịp thời.

Mặc dù bệnh thường tự khỏi nếu biết giữ gìn và vệ sinh đúng cách tuy nhiên bố mẹ không nên chữa chắp, lẹo bằng cách tự ý nặn mủ, tra thuốc không theo hướng dẫn.

Ngoài ra, bố mẹ nên tăng cường tô màu hóa bát bột cho bé. Với trẻ lớn tăng cường ăn rau, củ, quả để bé không bị táo nhiệt.

Theo quan điểm đông y, chắp, lẹo bản chất là ứ trệ vì vậy bố mẹ nên cho con uống nhiều nước cam, chanh

Bên cạnh đó, bố mẹ cần có chế độ sinh hoạt hợp lý cho bé, không nên lạm dụng công nghệ nhiều”, bác sĩ Nam cho biết.

Hồng Nhung
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Trẻ nhỏ và bệnh thường gặp