Cha ông xưa quan niệm “Trẻ có bàn chân bẹt sau này giàu sang, phú quý”. Tuy nhiên, ít ai biết hội chứng bàn chân bẹt gây nên những hậu quả nghiêm trọng cho mai sau.
Anh Nguyễn Văn Thức (Bắc Ninh) đã cho con gái Vũ Diệu Anh (4 tuổi) đến điều trị tại phòng khám 6 tháng nay. Ông bố trẻ cho biết trong một lần tình cờ xem tivi về hội chứng bàn chân bẹt, anh thấy con mình có những biểu hiện giống vậy.
Anh Thức đưa con gái Diệu Anh tới tái khám sau 4 tháng đi đế chỉnh hình bàn chân.
“Khi cháu 3 tuổi rưỡi, tôi thấy cháu đi hay bị ngã, chân đi bai ra ngoài kiểu vòng kiềng. Tôi cho cháu đi khám thì đúng cháu mắc hội chứng bàn chân bẹt.
Sau khi bác sĩ khám và đo bàn chân trên máy, cháu được đi đế chỉnh hình y khoa. Đến nay, cháu đã đi được 4 tháng, khi đi giầy có đế chỉnh hình y khoa cháu đi tự tin hơn, vững hơn”, Anh Thức cho biết.
Hiện nay anh đang cho con điều trị theo yêu cầu của bác sĩ để con luyện tập kiễng gót chân mỗi ngày và đi giầy có đế chỉnh hình liên tục trừ khi đi ngủ và tắm, thậm chí ở trên lớp anh cũng xin cô giáo cho con gái được đặc cách đi giầy trong lớp.
Chuyên gia đang khám cho Diệu Anh.
Bàn chân của bé Diệu Anh có khuynh hướng áp cạnh trong của bàn chân xuống đất và không có độ cong vòm bàn chân.
Trong lần thăm khám mới đây, mặc dù mới đi đế chỉnh hình được 4 tháng nhưng Diệu Anh đã có những tiến triển tốt. Anh Thức được bác sĩ tư vấn cho bé chạy chân trần trên cầu thang và đi trên cát hoặc cỏ nhiều hơn để tăng khả năng của cơ.
Anh Thức cũng cho biết thêm rất nhiều bậc phụ huynh quanh khu vực anh sinh sống nghi ngờ con mắc chứng bàn chân bẹt sau khi biết anh cho con gái đi khám.
Để giúp mọi người có những hiểu biết sâu hơn về chứng bàn chân bẹt, dấu hiệu nhận biết cũng như hậu quả nếu không được chữa trị kịp thời, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với bác sĩ Eric Balderree – Phòng khám chuyên khoa trị liệu thần kinh cột sống Hoa Kỳ về dị tật bàn chân bẹt ở trẻ.
Bác sĩ Eric Balderree đang khám chân cho trẻ nhỏ.
- Xin bác sĩ giải thích rõ hơn về hội chứng bàn chân bẹt ở trẻ nhỏ?
Bàn chân bẹt rất phổ biến ở các nước châu Á cũng như các nước phương Tây. Hơn 1/3 trẻ em ở châu Á bị tật bàn chân bẹt và Việt Nam cũng không phải trường hợp ngoại lệ. Tật này có thể rất nghiêm trọng nếu như không chữa trị.
Thông thường, bàn chân của mỗi cơ thể có độ lõm bình thường nhưng ở Việt Nam nhiều trẻ chân không có độ lõm như ta thường thấy. Vùng cấu trúc xương ở chân bị dồn sụp xuống và lệch về phía bên trong của chân.
Tật này có thể ảnh hưởng tới dáng của trẻ và ảnh hưởng tới việc đi lại, chạy nhảy. Nếu chân bẹt không cân sẽ ảnh hưởng tới toàn bộ cơ thể, khi đi đứng chạy nhảy sức chịu đựng của bàn chân kém, khó cân bằng.
Cách đơn giản để phát hiện con có mắc hội chứng bàn chân bẹt hay không.
Vẹo ngón chân cái có nguyên nhân từ bàn chân bẹt.
Bác sĩ Eric Balderree nhận bằng Cử nhân Khoa học về Vận động học, chuyên ngành Tiền vật lý trị liệu tại Đại học bang San Diego và bằng bác sĩ thần kinh cột sống tại Đại học Life Chiropractic College. Trước khi đến Việt Nam, ông đã từng làm việc ở Mỹ, Singapore và Indonesia. |