Mẹ Việt ở Nauy: Nếu cứ giữ cách dạy con kiểu 'ông bà ta' dễ mất quyền nuôi vĩnh viễn

Ngày 27/10/2018 10:00 AM (GMT+7)

Mẹ Linh Phan ở Na Uy chia sẻ những câu chuyện đầy bất ngờ về chuyện nuôi dạy trẻ ở nước ngoài.

Mẹ Việt ở Nauy: Nếu cứ giữ cách dạy con kiểu amp;#39;ông bà taamp;#39; dễ mất quyền nuôi vĩnh viễn - 1

Cùng chồng và đứa con 3 tuổi rưỡi sống ở Na Uy 5 năm, chị Linh Phan từ một người không có nhiều kinh nghiệm chăm con, giờ đây đã có cho mình tất cả những trải nghiệm nhớ đời về cách nuôi dạy con tích cực.

Mẹ Việt ở Nauy: Nếu cứ giữ cách dạy con kiểu amp;#39;ông bà taamp;#39; dễ mất quyền nuôi vĩnh viễn - 2

Cho con được ốm, được bẩn... là quan điểm nuôi con của mẹ Linh Phan sống ở Na Uy (Ảnh: LP)

Mỗi ngày cho con 60 phút tiếp xúc với thiên nhiên - kể cả thời tiết khắc nghiệt

Khác với nhiều gia đình thường bao bọc con cái, không cho con nắng, nghịch bùn đất, sẵn sàng quát mắng, chửi bới con khi không kiềm chế được cảm xúc, ở người mẹ gốc Việt sinh sống ở Bắc Âu - Linh Phan, lại hoàn toàn ngược lại.

Mẹ Việt ở Nauy: Nếu cứ giữ cách dạy con kiểu amp;#39;ông bà taamp;#39; dễ mất quyền nuôi vĩnh viễn - 3

Tổ ấm của gia đình bé Ốc - Mẹ Linh Phan ở Na Uy (Ảnh: LP)

Quan điểm nuôi con của chị Linh Phan rất tự nhiên, cho con được ốm, được bẩn để hình thành đề kháng cho cơ thể cũng là tốt. Chị khá tự hào vì con trai chị là cậu bé rất khỏe mạnh, di chuyển khoảng 15 nước với hàng chục chuyến bay dài và qua các vùng khí hậu khác nhau nhưng chưa từng bị ốm sốt và phải dùng tới kháng sinh.

Với cách nuôi con như vậy, bé Ốc (tên ở nhà con của chị Linh Phan) cũng được chơi và tiếp xúc với thiên nhiên hàng ngày, tối thiểu là 1 tiếng đồng hồ bất chấp thời tiết khắc nghiệt nên rất dẻo dai và sức bền tốt.

Mẹ Việt ở Nauy: Nếu cứ giữ cách dạy con kiểu amp;#39;ông bà taamp;#39; dễ mất quyền nuôi vĩnh viễn - 4

Nếu như nhiều gia đình khác, giữ gìn bao bọc con cái thì mẹ Linh Phan hoàn toàn làm ngược lại (Ảnh: LP)

Tuy nhiên, để bảo vệ sức khỏe và an toàn thể chất của con, chị đã phải tự trang bị thêm các kiến thức cần thiết và khoa học để có những biện pháp chăm sóc, phòng ngừa hay xử lý kịp thời trong những trường hợp khác nhau của Ốc.

Những luật pháp khắt khe khi nuôi con

Trong thời kỳ mang thai, nếu ở Việt Nam, người mẹ khi có bầu luôn quan niệm rằng phải ăn nhiều đồ ăn, uống nhiều thuốc bổ thì ở Na Uy, chị được khuyến khích “chỉ cần ăn uống điều độ, vừa phải, vận động nhiều và đừng có nghĩ là ăn cho hai người”.

Sống ở đất nước Na Uy, một trong những nước đứng đầu về tỷ lệ nuôi con bằng sữa mẹ, chị Linh Phan cũng có nhiều kinh nghiệm hữu ích trong việc nuôi con bằng sữa mẹ, cách quan sát để hiểu nhu cầu của con, cho con bú thế nào mới đúng cách, cho con bú bao nhiêu là đủ….

Mẹ Việt ở Nauy: Nếu cứ giữ cách dạy con kiểu amp;#39;ông bà taamp;#39; dễ mất quyền nuôi vĩnh viễn - 5

Mẹ Linh Phan nuôi con theo quan điểm cho con được ốm được bẩn và chưa từng tốn một viên thuốc (Ảnh: LP)

Chị nói: “Trong chế độ ăn uống, chị cho con ăn theo khả năng và sở thích, chủ yếu là tạo ra niềm vui khi ăn uống nên ít khi chị ép buộc con phải ăn. Chị coi trọng việc cho bạn ấy bú sữa mẹ trong 2 năm đầu để tăng cường sức đề kháng. Khi lớn hơn thì coi trong vận động để giải tỏa năng lượng. Vì Ốc được hoạt động rất nhiều nên chẳng có lí do gì mà tới bữa bạn ấy lai không muốn ăn. Một điều quan trọng nữa là đi ngủ sớm hàng ngày, muộn nhất là lúc 20h30”.

Chị cũng cho rằng, không có phương pháp làm cha mẹ nào hoàn hảo cả và cũng không có một phương pháp nào phù hợp với tất cả các em bé. Thực tế, không có định nghĩa chính xác nào về "làm cha mẹ". Nhiều mẹ có thể chọn cho con ăn dặm kiểu Nhật, kiểu Âu hoặc kiểu truyền thống, có thể cho con bú khi nằm chung hoặc nằm cũi riêng nhưng lại có mẹ cho con đi học mẫu giáo hoặc tự mình dạy con tại nhà.

Sinh hoạt ở một đất nước phát triển, chị Linh Phan luôn phải “căng đầu” với các khoản mua sắm đắt đỏ. Chi phí sinh hoạt của khu vực Bắc Âu vốn vẫn được biết tới là cao nhất thế giới, đồ trẻ em ở đây cũng vậy.

Na Uy có nhiều thương hiệu nội địa, với giá thành rất cao nhưng chất lượng thực sự cực tốt. Quần áo của con trai chủ yếu quan trọng là đồ trang bị, quần áo giày mũ mỗi khi vào đông, trẻ được trang bị quần áo giày dép tránh gió, chống thấm, chống rét, chống tuyết vì chỉ khi nhiệt độ dưới -10 độ C thì trẻ con ở trường mầm non mới phải ở trong nhà còn lại thì luôn ưu tiên việc chơi ngoài trời. Mùa hè thì chỉ cần đồ chống mưa và ủng là được.

Mẹ Việt ở Nauy: Nếu cứ giữ cách dạy con kiểu amp;#39;ông bà taamp;#39; dễ mất quyền nuôi vĩnh viễn - 6

Mới 3 tuổi nhưng bé Ốc được trải nghiệm tất cả (Ảnh: LP)

Với bản thân chị Linh Phan, chị không bao giờ ép con vào một khuôn khổ hay phương pháp khoa học nhất định nào đó. Cách mà chị làm là cố gắng sửa chữa thiếu sót của bản thân mình để làm gương cho con trong hành động. Chị nói chuyện và giao tiếp với con mỗi ngày bất cứ khi nào gần con. Không đòn roi và hạn chế tối đa việc quát mắng ngay cả lúc ba mẹ bực bội hay mệt mỏi nhất.

Chị nói: “Bố mẹ Nauy không được quyền đánh hoặc xúc phạm con. Nếu làm việc này ở nơi công cộng, rất có thể bạn sẽ bị những người xung quanh báo cáo với cảnh sát chuyên về bảo vệ quyền trẻ em. Từ 12 tuổi trở đi, bố mẹ thậm chí còn không được quyền áp đặt hay can thiệp quá nhiều vào một quyết định nào đó của trẻ.

Văn hoá Nauy đặc biệt là trong giao tiếp rất đề cao sự nhẹ nhàng và không thể hiện quá nhiều cảm xúc cá nhân, vì vậy hầu như bố mẹ trò chuyện với con rất chậm rãi và bình tĩnh như những người bạn. Chưa bao giờ tôi thấy cảnh tượng một người bố/mẹ người Nauy nói to tiếng với con ở nơi công cộng.

Có một số trường hợp đánh con hoặc vi phạm các nguyên tắc về quyền trẻ em, bố mẹ đã bị người khác báo cáo hoặc bị chính con mình báo cáo với thầy cô giáo ở trường/ cơ quan chức năng và bố mẹ bị tước quyền nuôi con vĩnh viễn. Đứa trẻ đó sẽ được đưa vào trung tâm bảo dưỡng của chính phủ. Mỗi tuần bố mẹ được gặp con vài giờ. Nếu trẻ không đồng ý về nhà, thì bố mẹ coi như vĩnh viễn mất quyền nuôi con.”.

Mẹ Việt ở Nauy: Nếu cứ giữ cách dạy con kiểu amp;#39;ông bà taamp;#39; dễ mất quyền nuôi vĩnh viễn - 7

Dù lên rừng hay xuống biển, bé Ốc đều được mẹ Linh Phan cho trải nghiệm (Ảnh: LP)

Sống ở một đất nước phát triển và được hỗ trợ nhiều điều kiện, nhưng theo chị những điều quan trọng nhất của việc chăm sóc và nuôi dạy con cái vẫn nằm ở vai trò của người bố và người mẹ. Bởi trẻ con cần rất nhiều tình yêu thương và sự chở che.

Chị đề cao việc tạo dựng sự kết nối và thấu hiểu với con bằng những cái ôm. Trẻ sơ sinh không thể hiểu được ngôn ngữ của người lớn, nên chúng cần những “động chạm”, “sự ôm ấp vỗ về của cha mẹ với con chính là tình yêu, sự dịu dàng, là tình cảm, là sự đáp ứng hay tôn trọng”… Chính những vòng ôm giúp đứa trẻ cảm thấy an tâm, và hạnh phúc.

Mẹ Việt ở Nauy: Nếu cứ giữ cách dạy con kiểu amp;#39;ông bà taamp;#39; dễ mất quyền nuôi vĩnh viễn - 8

Đôi bàn tay lấm lem của bé Ốc từ những trải nghiệm (Ảnh: LP)

Phan Linh sinh ra tại Hà Nội. Cô tốt nghiệp thạc sĩ về marketing truyền thông, là người sáng lập và vận hành dự án cộng đồng Raised Happy - dự án cung cấp kiến thức, công cụ và các ấn phẩm cho những người làm cha mẹ, cho những người muốn cam kết nuôi dạy những đứa trẻ tử tế và hạnh phúc. Cô hiện đang sống cùng chồng và con trai 3 tuổi tại Na Uy.

Mẹ đơn thân bán 2 căn nhà cưu mang bé bị bệnh nặng, mỗi tháng tiêu tốn 100 triệu đồng
Giữa lòng Hà Nội có một người mẹ suốt 8 năm trời ròng rã làm công việc mà ít ai có thể lý giải. Chị Trần Phương Lan thành lập CLB những trẻ bị mắc EB,...
Bình An
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Bố mẹ đảm nuôi con ngoan