Làm sao để nấu được những món cháo vừa ngon, vừa nhanh cho bé trong thời kỳ ăn dặm mà không làm mất chất dinh dưỡng được nhiều mẹ quan tâm. Tất cả đều cần có bí quyết.
Các phương pháp nấu cháo thông dụng của các mẹ hiện nay
Có rất nhiều loại nồi, phương pháp nấu cháo thông dụng hiện nay được các mẹ sử dụng như: nấu cháo bằng nồi cơm điện, nồi áp suất, bình thủy tinh, bếp gas, bếp điện…Mỗi phương pháp trên sẽ có những ưu, nhược điểm riêng.
Nấu cháo bằng nồi cơm điện, bếp gas
Ưu điểm của phương pháp nấu cháo bằng nồi cơm điện, bếp gas là không phải sắm thêm các loại nồi chuyên dụng. Thời gian nấu nhanh. Phương pháp nấu cháo này được các mẹ ở vùng quê sử dụng nhiều hơn.
Nhược điểm: mất thời gian canh cháo, hạt gạo thường nở bung lên rất nhiều, dễ trào dẫn tới hao hụt lượng một lượng lớn Vitamin B1 có trong gạo. Phương pháp này không được đánh giá cao và không tiện đối với các mẹ bận rộn.
Nấu cháo bằng nồi áp suất
Ưu điểm lớn nhất của việc nấu cháo bằng nồi áp suất đó là thời gian siêu nhanh, chỉ mất khoảng 15 đến 20 phút. Cũng chính nhanh nên phương pháp nấu cháo này cũng được nhiều mẹ công sở lựa chọn.
Hạn chế: vì nấu nhanh nên nên cháo không được ngon, sánh và nhuyễn. Hơn nữa nếu đun nấu không cẩn thận rất dễ gây cháy nổ, tính an toàn không cao.
Nấu cháo bằng bình thủy đựng nước
Ưu điểm của nấu cháo bằng bình thủy tinh đựng nước: nhanh, tiện. Rất đơn giản vo gạo sạch vào buổi tối để ráo rồi cho vào bình thủy. Lượng gạo chiếm khoảng ¼ bình
Đun cho nước nóng già rồi đổ vào cùng với gạo. Mẹ chú ý không nên đổ nước đầy tràn vì gạo sẽ còn nở ra chiếm diện tích trong bình. Với phương pháp này các mẹ không cần thời gian canh cháo, cháo chín nhừ mà vẫn ngon.
Nhược điểm: nấu được lượng ít, chỉ nấu được cháo trắng. Các loại thịt, xương hầm phải đun riêng rồi mới cho thêm với số lượng vừa phải vào.
Các giải pháp nấu cháo ngon, tiện không bao giờ mất chất dinh dưỡng
Theo khảo sát của chúng tôi cho thấy có rất nhiều mẹ khá quan tâm đến việc lựa chọn chủng loại nồi cũng như phương pháp nấu cháo nào vừa ngon mà không làm mất chất dinh dưỡng, nhưng thực tế thì thường lựa chọn theo kinh nghệm bản thân. Số còn lại nghĩ dinh dưỡng quyết định ở trong thực phẩm, chứ không nằm ở loại nồi nấu cháo.
Thực tế lượng các chất dinh dưỡng, đặc biệt Vitamin B1 có trong gạo rất dễ bị hao hụt, mất chất dinh dưỡng trong quá trình đun nấu. Vì thế việc lựa chọn nồi nấu cháo nào, phương pháp nấu cháo ra sao rất quan trọng để bảo toàn chất dinh dưỡng trong quá trình đun nấu.
Nấu cháo bằng nồi nấu chậm (slow cooker), tiện lợi không bao giờ mất chất dinh dưỡng
Nồi nấu cháo có nhiều chức năng tiện lợi – Sự lựa chọn hoàn hảo cho trẻ ăn dặm
Theo anh Tiến, Giám đốc Shoptretho: “Một trong những giải pháp được các bà mẹ hiện đại sử dụng đó là nấu cháo bằng nồi nấu chậm BBCooker. Ưu điểm của loại nồi này là lấy hết chất dinh dưỡng, không làm hao hụt lượng vitamin B1 trong quá trình đun nấu, cháo sánh, thơm ngon. Đây cũng là loại nồi được chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng.”
Ngoài ra, các loại nồi nấu chậm còn có thể kho, hầm, nấu chè và chocolate. Các loại nồi nấu chậm nhập khẩu của các thương hiệu lớn đều có lõi bằng sứ cao cấp, không độc hại, nắp nồi bằng thủy tinh trong suốt chịu nhiệt và va đập tốt, sử dụng tiện lợi. Đặc biệt, công suất nhỏ nên rất tiết kiệm điện.
Mặc dù gọi là nồi nấu chậm nhưng có cả 3 chức năng tiện lợi cho người dùng: nấu chậm, nấu nhanh, chức năng giữ ấm. Nấu nhanh với 2-3 giờ, 4-6 giờ với chế độ nấu chậm và 8-10 giờ với chế độ giữ ấm.
Ngoài việc cần lựa chọn nồi nấu cháo nào, các mẹ cần lưu ý một số điều dưới đây để tránh hao hụt vitamin b1 :
- Không nên xay xát gạo quá kỹ vì các vitamin nhóm B có nhiều ở lớp vỏ ngoài ngay sát hạt gạo. Cứ 100 gr gạo tẻ giã có 0,12 mg vitamin B1; 100 gr gạo tẻ máy vừa phải có 0,1 mg vitamin B.
- Không nên vo gạo kỹ, nên nấu cháo bằng nước sôi thay vì bằng nước lạnh sẽ hạn chế hạt gạo bị vỡ, không ngon.
- Nếu gia đình bạn không nấu cháo bằng nồi nấu chậm thì hãy giành chút thời gian canh cháo tới khi sôi để tránh trào và khê.