Tôi vẫn cương quyết với ý định của mình dù bố mẹ chồng có giận dỗi ra sao.
Tôi biết rằng quan niệm xưa nay của mọi người đều là đặt tên cho con theo họ của bố nên khi bản thân tôi làm điều này có khác đi chút ít, gặp phải phản ứng gay gắt của mọi người cũng là lẽ phải. Tuy nhiên tôi tin chắc rằng sau này, mọi người sẽ hiểu cho mẹ con tôi.
Tôi và chồng kết hôn được 5 năm thì có con đầu lòng. Đứa trẻ nhận được tình yêu thương của đầy đủ các thành viên trong gia đình, nội ngoại hai bên. Ngày đứa trẻ chào đời, bố mẹ đẻ và bố mẹ chồng đều chờ sẵn ngoài phòng sinh, hồi hộp chờ tin tốt lành từ bác sĩ.
Ngay khi đứa trẻ cất tiếng khóc chào đời và được bác sĩ thông báo mẹ tròn con vuông, mẹ chồng tôi đã bước tới hỏi y tá "Đứa trẻ có khỏe không, nó giống ai hơn?" còn bố đẻ tôi thì ngước mắt nhìn lên trần nhà khi nghe được tin cả hai mẹ con đều khỏe. Trong lúc ấy, tôi biết rằng quyết định sau này của mình sẽ không bao giờ sai.
Ảnh minh họa
Ngay chiều hôm ấy, khi mẹ tôi được chuyển về phòng chăm sóc sau sinh, ông bà nội của đứa trẻ đã đến thăm và đưa cho tôi một chiếc phong bì.
- Con dâu, con đã vất vả rồi. Đây là một chút tâm tình mà bố mẹ dành cho cháu của mình. Bố mẹ mong cháu lớn lên khỏe mạnh và hạnh phúc.
Khi mở phong bì ra, tôi thấy một cuốn sổ tiết kiệm 500 triệu đồng nên khá choáng ngợp.
- Bố, bố cho cháu nhiều thế?
Bố chồng xua tay:
- Không, có đâu mà nhiều, cháu đích tôn của nhà họ Lý chúng ta xứng đáng được đối xử tốt như vậy.
Tôi tiếp tục nhìn xuống phong bì thì còn một tờ giấy kèm trong đó nữa nên mở ngay ra:
- Họ của đứa trẻ là họ Lý, là "cội nguồn" của gia tộc họ Lý chúng ta.
Đọc dòng chữ ngày, trái tim tôi chợt thắt lại. Tôi ngước nhìn bố mẹ chồng, nụ cười trên gương mặt họ vẫn tươi sáng nhưng trong lòng tôi lại có chút gợn sóng. Bởi vì vấn đề họ của đứa trẻ. Khi biết tin có con, tôi và chồng đã bàn bạc với nhau rằng vì gia đình anh có 2 con trai nên cũng còn có thể có nhiều cháu khác nhau nhưng tôi là con một trong gia đình. Vì thế khi sinh con đầu lòng tôi muốn đứa trẻ mang họ mẹ để nỗi dõi huyết thống của nhà tôi. Khi đó chồng tôi đã đồng ý nhưng giờ xem ra bố mẹ chồng tôi chưa hề biết đến điều này.
Ảnh minh họa
Buổi tối hôm đó tôi đã nói chuyện lại với chồng về mẩu giấy bố mẹ chồng đưa cho, họ ngụ ý về họ của đứa trẻ sẽ theo họ của nhà nội. Chồng tôi im lặng một lúc rồi trấn an:
- Em cứ yên tâm, việc này chúng ta sẽ trao đổi lại với bố mẹ.
Sau 1 tuần sinh con xuất viện trở về nhà, chúng tôi chuẩn bị một bàn tiệc thịnh soạn và mời bố mẹ chồng đến nhà. Tại bàn ăn, vợ chồng tôi có trao đổi với bố mẹ chồng về họ của đứa trẻ. Tôi nói:
- Thưa bố mẹ, con biết rằng từ bao đời nay hầu hết những đứa trẻ đều mang theo họ của bố đứa trẻ, tức họ nội. Tuy nhiên vì đây là con của con nên con xin phép bố mẹ được cho cháu mang họ mẹ. Việc này đã được vợ chồng con bàn bạc từ khi biết tin mang bầu em bé.
Nghe tôi nói vậy, cả hai ông bà buông đũa vì khá sốc, nghiêm nét mặt nhìn tôi và chồng. Tôi nói tiếp:
- Lý do của việc này con đã nói với chồng con rồi. Rằng bố mẹ có 2 người con trai và có nhiều cháu nội nhưng nhà con, bố mẹ con chỉ có mình con là con gái nên con muốn cháu mang họ của mẹ để nối dõi huyết thống của gia đình mình.
Bố chồng tôi tức giận:
- Không được, điều này thật vô lý. Đứa trẻ phải mang họ Lý, ta không chấp nhận nó mang họ Trần của mẹ. Dù ta có nhiều cháu nhưng đây là đứa cháu đích tôn của chúng ta và truyền thống bao đời nay, con cháu đều mang theo họ bên nội, không thể làm khác được.
- Con xin lỗi vì làm xong mới thông báo cho bố mẹ nhưng trong tuần qua, con đã đi làm giấy khai sinh cho cháu rồi. Cháu mang họ mẹ, đây ạ.
Ảnh minh họa
Tôi đặt tờ giấy khai sinh của con lên trên bàn với tên thật của đứa trẻ được mang họ Trần của mẹ. Ông bà nhìn vào tờ giấy, họ trầm ngâm một lúc rồi bố chồng tôi đập bàn đứng lên:
- Thật không còn lời nào để nói nữa, hãy trả lại cho chúng ta cuốn sổ tiết kiệm 500 triệu và từ giờ, đừng bao giờ gọi chúng ta là bố mẹ nữa. Chúng ta không có người con cũng như người cháu này.
Nói xong, bố mẹ chồng tôi đi thẳng ra cửa, lên xe ra về.
Chuyện xảy ra đã hơn 2 tuần nay và đến giờ, dù cho nhiều lần chồng tôi liên lạc và sang nhà gặp mặt nhưng bố chồng vẫn nhất quyết từ chối gặp làm tôi cũng không biết nên phải làm thế nào.
Tâm sự từ độc giả tonhu...
Tại Việt Nam và nhiều quốc gia trên thế giới, các cặp bố mẹ thường đặt tên đăng ký khai sinh cho con theo họ của người bố. Việc này dường như đã trở thành thông lệ tại đối với nhiều người, tuy nhiên đây không phải là quy định bắt buộc.
Theo quy định tại Nghị định 123/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Hộ tịch, các cặp vợ chồng hoàn toàn có thể đăng ký tên khai sinh cho con mang họ mẹ trong thời kỳ hôn nhân. Cụ thể, khoản 1 Điều 4 Nghị định 123 nêu rõ:
Nội dung khai sinh được xác định theo quy định tại Khoản 1 Điều 14 của Luật Hộ tịch và quy định sau đây: Họ, chữ đệm, tên và dân tộc của trẻ em được xác định theo thỏa thuận của cha, mẹ theo quy định của pháp luật dân sự và được thể hiện trong Tờ khai đăng ký khai sinh; trường hợp cha, mẹ không có thỏa thuận hoặc không thỏa thuận được, thì xác định theo tập quán…
Căn cứ quy định trên, khi đăng ký khai sinh cho con, cha mẹ có thể thỏa thuận về việc đặt tên cho con theo họ mẹ. Theo đó, để đăng ký cho theo theo họ mẹ thì bắt buộc phải có sự đồng thuận của cả hai vợ chồng.
Tuy nhiên thực tế việc sinh con, nuôi con và đặt tên cho con không chỉ là vấn đề của bố mẹ mà còn là vấn đề của gia đình, tất cả các thành viên trong gia đình.
Với sự đa dạng hóa của văn hóa xã hội, những năm gần đây xuất hiện rất nhiều trường hợp trẻ em lấy họ mẹ, tuy nhiên việc lấy họ bố vẫn là xu hướng phổ biến trong xã hội nên dần dần trở thành mâu thuẫn gia đình phổ biến.
Do đó khi cả hai đứng trước một quyết định quan trọng như đặt tên cho con mới sinh thì cần phải lấy ý kiến của mọi người trong gia đình, đặc biệt là những người có chức vị cao như ông bà để không xảy ra mâu thuẫn, tranh chấp.