Chuyên gia mách mẹ cách tăng cường hệ miễn dịch, giúp bé cả năm không lo bị ốm

Ngày 13/11/2018 14:03 PM (GMT+7)

Những chia sẻ của chuyên gia Anh Nguyễn về ích lợi của lợi khuẩn Bidifus BL trong tăng cường hệ miễn dịch đường ruột, sẽ giúp trẻ phát triển khỏe mạnh, hỗ trợ nuôi dưỡng trọn tiềm năng của trẻ.

Nuôi con khỏe là điều mà bà mẹ nào cũng mong muốn. Để trẻ phát triển khoẻ mạnh, trước hết trẻ cần có một sức đề kháng tốt để cơ thể chống lại được các tác động bất lợi của môi trường bên ngoài. Nhưng làm thế nào để tăng cường hệ miễn dịch khỏe mạnh cho bé?

Những chia sẻ của chuyên gia Anh Nguyễn về ích lợi của lợi khuẩn Bidifus BL trong tăng cường hệ miễn dịch đường ruột, sẽ giúp trẻ phát triển khỏe mạnh, hỗ trợ nuôi dưỡng trọn tiềm năng của trẻ.

Chuyên gia mách mẹ cách tăng cường hệ miễn dịch, giúp bé cả năm không lo bị ốm - 1

Chuyên gia dinh dưỡng Anh Nguyễn

Vi sinh vật đường ruột và miễn dịch trẻ em

Hơn 3 thập kỉ qua, vai trò của những lợi khuẩn đường ruột (probiotics) đã dần cho thấy vai trò quan trọng với sức khỏe của con người, đặc biệt là tăng cường khả năng tự bảo vệ của cơ thể với các tác nhân gây bệnh từ bên ngoài.

Nếu xét tổng thể hệ miễn dịch của chúng ta, thì phần lớn các phản ứng miễn dịch diễn ra ở hệ tiêu hóa vì nơi đây trực tiếp thu nhận, tiêu hóa và hấp thụ thức ăn. Do đó, việc tiếp xúc với những tác nhân gây bệnh hoặc dị ứng là điều không thể tránh khỏi. Trẻ em trước 6 tuổi là đối tượng cần quan tâm vì lúc này các cơ quan tiêu hóa của trẻ vẫn trong quá trình hoàn thiện và hệ miễn dịch cũng đang ở giai đoạn thích nghi. Điều này tạo cơ hội thuận lợi cho các vi khuẩn có hại tấn công. Do đó, trẻ trong độ tuổi này thường xuyên mắc bệnh hoặc gặp vấn đề về tiêu hóa.

Chuyên gia mách mẹ cách tăng cường hệ miễn dịch, giúp bé cả năm không lo bị ốm - 2

Đối với trẻ em dưới 6 tuổi, các cơ quan tiêu hóa vẫn còn đang hoàn thiện và hệ miễn dịch các bé cũng đang ở giai đoạn thích nghi, là cơ hội thuận lợi cho các vi khuẩn có hại tấn công. (ảnh minh họa)

Vai trò miễn dịch của “những anh cả” lợi khuẩn Bifidobacterium

Lợi khuẩn bifidobacterium (Bifidus BL) là “những anh cả” đi tiên phong trong việc tái lập môi trường lợi khuẩn. Bên cạnh đó, chúng còn giữ vai trò hỗ trợ các lợi khuẩn khác trong việc phát triển và tăng cường miễn dịch cho sức khỏe của trẻ, theo báo cáo của nhóm TS. O'Callaghan, ĐH Cork, IreLand. (1)

Trong đáp ứng miễn dịch, sự kêu gọi các tế bào miễn dịch và các thành phần ủng hộ quá trình đáp ứng miễn dịch là một quy trình rất quan trọng trong việc nhận dạng, bắt giữ và tiêu diệt các mầm bệnh. Trong quy trình trên, Bifidus giữ vai trò kích thích sự trưởng thành của nhóm tế bào tua - nhóm tế bào giúp quá trình nhận dạng và trình diện mầm bệnh cho các tế bào miễn dịch khác đến bắt giữ và tiêu diệt, theo TS.Ruiz, từ Dairy Research Institute, Tây Ban Nha. (2)

Hơn nữa, Bifidus cũng liên quan tích cực đến hoạt động của các tế bào miễn dịch T, những tế bào có khả năng bắt giữ và tiêu diệt mầm bệnh hiệu quả của cơ thể.

Tại sao lợi khuẩn đường ruột lại quan trọng?

Ngoài những chức năng quan trọng trong việc hỗ trợ quy trình miễn dịch, Bifidobacterium còn là nhóm cư dân giữ vai trò quan trọng trong cơ thể, giúp cân bằng các vi sinh có lợi và có hại trong đường ruột. Nếu mất đi sự cân bằng này sẽ làm những vi khuẩn có hại chiếm ưu thế và gây ra các bệnh liên quan đến tiêu hóa, đến sức khỏe và tăng trưởng dài lâu của trẻ.

Chuyên gia mách mẹ cách tăng cường hệ miễn dịch, giúp bé cả năm không lo bị ốm - 3

Trẻ cần có chế độ ăn cân bằng, trong bữa ăn của trẻ nên có 2-3 loại rau và bổ sung 1-2 loại quả mỗi ngày. (ảnh minh họa)

Làm sao giúp trẻ có được lợi khuẩn?

Trong một báo cáo của TS. Silverstein, ĐH Washington, Mỹ, cho thấy nhóm trẻ bắt đầu đến lớp mẫu giáo thường có tần suất mắc bệnh viêm nhiễm và phải đến gặp bác sĩ cao hơn 2-3 lần so với các bé chưa đến lớp.(3) Điều này được giải thích là khi trẻ bắt đầu vào độ tuổi đến trường (khoảng từ 2 tuổi), trẻ phải tiếp xúc với nhiều môi trường khác nhau, và vì vậy cũng đồng thời tiếp xúc với nhiều mầm bệnh. Điều quan trọng ở độ tuổi này là trẻ nên được tăng cường và củng cố hệ miễn dịch bằng cách giúp trẻ có chế độ ăn cân bằng, đa dạng chất đạm, tăng cường các chất xơ tan và bổ sung các nhóm lợi khuẩn cho đường ruột.

Các chất xơ tan có thể tìm thấy nhiều trong rau củ quả như chuối, dâu tây, lê, tỏi tây, hành tím. Các chất xơ tan giúp các lợi khuần đường ruột sử dụng để tạo năng lượng và tham gia vào các hoạt động giúp tăng cường miễn dịch cho cơ thể. Do đó, việc giúp trẻ có chế độ ăn cân bằng các rau củ quả hằng ngày cũng được khuyên trong giai đoạn này: tốt nhất trong bữa ăn của trẻ nên có 2-3 loại rau và bổ sung 1-2 loại quả mỗi ngày.

Bên cạnh đó, việc bổ sung lợi khuẩn Bifidus BL vào thực phẩm là một cách hiệu quả nhằm cung cấp thêm lợi khuẩn quan trọng này cho đường ruột của trẻ. Nghiên cứu của nhóm nghiên cứu TS. Weizman đã cho thấy kết quả tích cực trong việc giảm mức độ và số lần tiêu chảy ở trẻ uống sữa công thức có bổ sung lợi khuẩn Bifidus BL (4). Do đó, việc cha mẹ lựa chọn những sản phẩm dinh dưỡng có bổ sung lợi khuẩn là cách tốt để giúp củng cố hệ vi sinh đường ruột và tăng cường hệ miễn dịch dài lâu cho trẻ.

Chuyên gia mách mẹ cách tăng cường hệ miễn dịch, giúp bé cả năm không lo bị ốm - 4Nestlé NAN OPTIPRO 4 với công thức dinh dưỡng Thụy Sỹ chứa đạm OPTIPRO và lợi khuẩn Bifidus BL giúp trẻ phát triển khỏe mạnh và hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch.

Ngoài ra, sản phẩm còn có đầy đủ 33 dưỡng chất cần thiết (DHA, Canxi, Vitamin…) giúp nuôi dưỡng trọn tiềm năng tự nhiên về thể chất cũng như trí não của trẻ. Sản phẩm NAN OPTIPRO 4 ngoài lon dạng bột, nay còn có hộp pha sẵn tiện lợi cho trẻ khi đến trường hay đi dã ngoại.

Nguồn:

Ruiz, L., Delgado, S., Ruas-Madiedo, P., Sánchez, B., & Margolles, A. (2017). Bifidobacteria and Their Molecular Communication with the Immune System. Frontiers in microbiology, 8, 2345.

O'Callaghan, A., & van Sinderen, D. (2016). Bifidobacteria and Their Role as Members of the Human Gut Microbiota. Frontiers in microbiology, 7, 925.

Silverstein M, Sales AE, Koepsell TD. Health care utilization and expenditures associated with child care attendance: a nationally representative sample. Pediatrics 2003;111: e371-5.

Iva Hojsak (2017). Probiotics in Children: What Is the Evidence? Pediatric gastroenterology, hepatology & nutrition, 20(3), 139-146.

Weizman Z, Asli G, Alsheikh A. Effect of a probiotic infant formula on infections in child care centers: comparison of two probiotic agents. Pediatrics. 2005;115(1):5–9.

Nguồn: [Tên nguồn].

Tin bài cùng chủ đề NAN – THEO ĐUỔI ĐIỀU TỐT NHẤT VÌ CON