Câu nói của người mẹ khiến những người có mặt ở đó gật đầu tán thưởng.
Trẻ nhỏ hiếu động nghịch ngợm nên các bậc cha mẹ cần thường xuyên nhắc nhở và quan sát trẻ để tránh xảy ra những tai nạn đáng tiếc gây ảnh hưởng đến sức khỏe của con. Bên cạnh đó còn gây nên những tổn thất không đáng có giống như câu chuyện về một bé trai làm hỏng tài sản của một người dân và cha mẹ bé phải vào cuộc để đền bù từng gây xôn xao mạng xã hội xứ Trung.
Theo chia sẻ trên truyền thông Trung Quốc, tại một chợ ngọc bích ở Thâm Quyến, Quảng Đông xảy ra vụ việc người mẹ dẫn con đến chợ chơi nhưng không trông chừng khiến đứa trẻ giẫm phải 2 hòn đá tại một quầy hàng. Ban đầu những người có mặt đều khá bất ngờ bởi làm sao lực của một đứa trẻ lại có thể giẫm nát 2 viên đá như vậy được nhưng sau khi nhìn kĩ ai cũng phát hiện thì ra đó là viên đá ngọc bích.
Bé trai làm vỡ viên đá ở một chợ bị ông chủ bắt đền.
Người chủ cửa hàng đã nhanh chóng giữ cậu nhóc lại và mắng nhiếc thậm tệ khiến mẹ của đứa trẻ bị thu hút từ đâu chạy tới. Chủ cửa hàng yêu cầu người mẹ phải đền bù cho ông ta 800.000 nhân dân tệ (khoảng 2,7 tỷ đồng) vì thiệt hại mà đứa nhỏ đưa ra. Người mẹ đương nhiên không đồng ý vì bà cho rằng hai viên đá này làm gì có giá trị từng đó. "100 tệ cũng không đáng. 80 tệ là quá nhiều" - bà nói.
Chủ cửa hàng tức giận liền nói "Cô nói kiểu gì vậy, đã vậy tôi sẽ đòi đúng giá thật của nó là 1.000.000 tệ (khoảng 3,5 tỷ đồng), con chị làm vỡ, chị phải đền cho tôi". Người mẹ lúc này bật cười lớn "Ông phóng đại quá đó, làm sao viên đá này lại có giá trị lớn như thế kia được bởi nếu nó có giá trị lớn như thế thì ông đã không đặt nó ngoài đường mà mang vào tủ kính trong nhà mà chưng bày chứ. 1.000.000 nhân dân tệ mà anh mang vứt ra đường để con tôi giẫm đạp lên quả có gì sai, phải không tất cả những cô bác ở đây?".
Người mẹ cho rằng viên đá bày lề đường làm sao có giá trị lớn như vậy.
Cậu nói của người mẹ khiến ông chủ câm nín không biết nói gì thêm còn những người có mặt chứng kiến vụ cãi vã cũng phải gật đầu tán thưởng. Tuy nhiên cũng có 1 số người cho rằng vì đây là khu chợ bán đồ đắt tiền nên việc người ta chưng bày món đồ đắt tiền cũng khá hợp lý.
Ông chủ cũng không đôi co với hai mẹ con mà quyết định báo cảnh sát để giải quyết. Kết quả sau khi viên đá được mang đi giám định cho thấy chúng cũng không có giá trị 800.000 hay 1 triệu nhân dân tệ như người bán hàng nói nên cả hai đã hòa giải thành công.
Nhiều người cho rằng dù miếng đá này có giá trị bao nhiêu đi chăng nữa thì việc đứa trẻ hiếu động nghịch ngợm giẫm đạp làm hỏng đồ của người khác cũng là hành động sai. Người mẹ nên chịu trách nhiệm hòa giải hòa bình để bồi thường để chỉ ra cái sai cho con nhỏ.
Việc trẻ con nghịch ngợm làm ảnh hưởng đến người xung quanh như câu chuyện trên là chuyện hết sức bình thường, khi trẻ chưa đủ nhận thức về hành vi của mình. Chính cha mẹ là người cần dạy cho con hiểu hơn sau mỗi lần làm sai của con.
Vậy khi trẻ gây ra rắc rối cho người xung quanh bằng sự nghịch ngợm vô ý của mình, cha mẹ nên làm gì, dưới đây là một số gợi ý.
Đừng tức giận với con, đây là cơ hội để dạy cho con hiểu
Bản chất trẻ con vốn nghịch ngợm, chúng thường tò mò với mọi thứ xung quanh, đặc biệt là những trẻ hai hoặc ba tuổi. Với một thế giới nhiều đồ đạc như siêu thị, đây là một địa điểm lý thú để kích thích trí tò mò và mong muốn khám phá thế giới xung quanh của con trẻ. Do đó hầu hết các bậc cha mẹ đều không một phút giây thư thái khi đưa trẻ ra ngoài cùng. Ngoài những hiểm nguy rình rập như trẻ chạy lung tung lạc bố mẹ, va quệt… mặt khác cũng sợ trẻ phá phách làm hỏng đồ đạc xung quanh.
Ảnh minh họa
Thực tế, khi trẻ nhìn thấy một thứ đồ mới mẻ thường không thể kìm lòng mà muốn mang chúng theo. Do đó, nếu trẻ có hành động như vậy, cha mẹ hãy hiểu và đừng vội trách mắng trẻ ngay trước mặt những người xung quanh. Hãy nắm bắt cơ hội này để giáo dục trẻ. Bởi “trăm nghe không bằng một thấy”, hành vi cụ thể sẽ hiệu quả hơn nhiều so với kịch bản suông mà chúng ta thường vẫn hay nói với “ra rả” với trẻ hằng ngày: Con không nên làm thế này, làm thế kia.
Khi trẻ mắc lỗi, chúng thật sự sẽ buồn và hối hận trong khoảnh khắc đó, và điều này sẽ khắc sâu ấn tượng của trẻ về điều đó. Do đó, nếu được cha mẹ dạy dỗ kịp thời, trẻ sẽ không bao giờ tái phạm.
Đừng bênh vực con trước mặt người khác, chỉ làm trẻ thêm ỷ lại
Trái với nhiều phụ huynh ngay lập tức quát mắng con, nhiều cha mẹ lại quay sang trách mắng cô nhân viên bán hàng. Vì cho rằng trẻ còn nhỏ và không hiểu chuyện, chúng có thể có một số hành động như vậy cũng là điều dễ hiểu. Thậm chí, nhiều người vì bênh vực con cái mà sẵn sàng đụng độ và xảy ra tranh chấp trực diện với người khác.
Điều này rất không đúng, việc mù quáng bảo vệ và bao dung cho trẻ chỉ khiến con trở nên ỷ lại và sẽ tiếp diễn hành động này vì chúng mặc định rằng đây là hành động được cha mẹ cho phép. Về lâu về dài, con sẽ hình thành thói quen khó bỏ và trở nên ngang bướng hơn. Bởi vì cha mẹ bảo vệ con cái một cách không đúng đắn, thay vì giúp trẻ đối mặt với những sai lầm của chính mình. Điều này chắc chắn có tác động không hề nhỏ đến việc hình thành tính cách của trẻ trong tương lai, những đứa trẻ được cha mẹ nuông chiều rất có thể sẽ có những lệch lạc về ý thức, dễ đi vào con đường sai lầm, sau này cha mẹ hối hận cũng đã muộn.
Đặc biệt, nếu cha mẹ sẵn sàng dung túng cho con mà xảy ra ẩu đả với người lớn, chúng sẽ có những ấn tượng không tốt, thậm chí có thể sợ hãi và để lại ám ảnh tâm lý. Người lớn là tấm gương cho con cái, đừng vì chuyện nhỏ của con trẻ mà xảy ra những tranh chấp không đáng có.