Nếu không được chuẩn bị đủ sức đề kháng thì khả năng đẩy lùi các nguy cơ nhiễm bệnh trong thời điểm giao mùa ở trẻ gặp khó khăn.
Thời tiết nắng nóng gay gắt vào hè cùng những cơn mưa đầu mùa vô tình trở thành điều kiện lý tưởng cho mầm bệnh phát triển và lây lan, đặc biệt ở trẻ nhỏ. Tuy mức độ nghiêm trọng không cao nhưng trẻ vẫn thường mắc phải và nếu không được chuẩn bị đủ sức đề kháng thì khả năng “đẩy lùi” các nguy cơ nhiễm bệnh trong thời điểm giao mùa ở trẻ gặp khó khăn.
Những bệnh vặt mà trẻ thường mắc phải
Thời tiết trong khoảng thời gian này thường thay đổi thất thường, nhiệt độ tương đối cao vào ban ngày nhưng se lạnh vào ban đêm. Dù mẹ đã cố che chắn cho trẻ khi đi ngoài trời nắng, hay ủ ấm mỗi lúc ra đường vào buổi tối, nhưng cơ thể của trẻ có thể thường không đủ sức đề kháng để tránh xa các bệnh vặt. Dưới đây là một số bệnh vặt thường gặp:
Nhiễm siêu vi
Triệu chứng thường gặp nhất là sốt nhẹ, nghẹt mũi, chảy nước mũi, ho khan… Trẻ sẽ có những biểu hiện mệt mỏi, chán ăn, ho nhiều và nôn ói. Mẹ lưu ý phải nhanh chóng hạ sốt nếu trẻ có dấu hiệu sốt cao và đưa trẻ đến gặp bác sĩ ngay để có chẩn đoán và xử trí phù hợp, tránh những biến chứng liên quan đến đường hô hấp.
Tiêu chảy cấp
Nếu trẻ đi ngoài phân lỏng hoặc tóe nước trên 3 lần trong ngày (24 giờ) và kéo dài không quá 14 ngày là tiêu chảy cấp, trên 14 ngày là tiêu chảy kéo dài. Bên cạnh vấn đề vệ sinh (thức ăn, nguồn nước, cơ thể…) thì nguyên nhân chính là do Rotavirus gây rối loạn hệ tiêu hóa khiến trẻ mệt mỏi, bỏ cữ ăn, dễ dẫn đến hiện tượng suy dinh dưỡng. Trẻ em dưới 3 tuổi thường dễ mắc phải tiêu chảy cấp, nhất là vào thời điểm giao mùa. Nếu tình trạng kéo dài hơn 3 ngày, mẹ phải đưa trẻ đến cơ sở y tế để kiểm tra và có hướng xử trí phù hợp, tránh để trẻ bị mất sức quá lâu sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển về sau.
Bệnh ngoài da
Mùa hè là thời gian trẻ dễ bị rôm sảy nhiều nhất trong năm, đặc biệt là trẻ nhỏ ở giai đoạn sơ sinh đến khoảng dưới 3 tuổi. Thời tiết nóng bức khiến trẻ dễ ra mồ hôi và đọng lại ở ống bài tiết trên bề mặt da, đặc biệt ở vùng trán, cổ, ngực, các nếp gấp cơ thể như bẹn, đùi… Rôm sảy có thể chuyển thành vết thương hở (mụn, nhọt…) và dễ bị nhiễm trùng. Chức năng bảo vệ da tự nhiên của trẻ vốn dĩ còn yếu, làn da nhạy cảm dễ bị tổn thương. Mẹ nên cho trẻ mặc quần áo thông thoáng, thường xuyên lau người cho trẻ bằng khăn mát, giữ vệ sinh vết thương nếu có trầy xướt trên da.
Mẹ cần đưa trẻ đến bác sĩ kiểm tra để có kết quả chẩn đoán chính xác
Đẩy lùi nguy cơ nhiễm các bệnh không mời mà đến
Thông thường, đến khi trẻ mắc bệnh thì mẹ mới loay hoay tìm cách chữa cho trẻ. Thế nhưng mẹ ơi, cách tốt nhất để trẻ không bị các bệnh này “ghé thăm” chính là hãy chủ động tăng cường sức đề kháng cho trẻ mỗi ngày.
Giữ vệ sinh cho trẻ:
Một môi trường sống và vui chơi sạch sẽ giúp trẻ giảm khả năng mắc bệnh. Ngoài vệ sinh nhà cửa, mẹ cũng đừng quên diệt khuẩn đồ chơi của trẻ hay những nơi trẻ thường tiếp xúc như tay nắm cửa, điều khiển TV… Mẹ có thể hướng dẫn trẻ tự giữ vệ sinh cá nhân như rửa tay trước khi ăn và sau khi đi ra ngoài. Đừng vội tắm ngay sau khi trẻ vừa chơi xong, vì lúc này mồ hôi ra nhiều đồng nghĩa lỗ chân lông cũng to hơn khiến trẻ dễ bị nhiễm lạnh. Mẹ cũng nên hạn chế cho trẻ đến nơi quá đông người vào thời điểm dễ mắc bệnh để giảm thiểu tối đa khả năng trẻ bị bệnh “tấn công”.
Bổ sung vitamin C mỗi ngày:
Để nâng cao sức đề kháng giúp trẻ đẩy lùi bệnh vặt thời điểm giao mùa, mẹ cần bổ sung cho trẻ các thực phẩm giàu vitamin C. Tuy nhiên, mẹ có biết hơn 50% vitamin C trong thực phẩm bị hao hụt qua quá trình bảo quản và chế biến. Rất khó để đo lường chính xác lượng vitamin C cơ thể trẻ hấp thu mỗi ngày. Trong khi đó, hằng ngày, trẻ dưới 12 tuổi cần bổ sung 75mg - 120mg vitamin C.
Để đảm bảo cơ thể trẻ nhận đủ lượng vitamin C cần thiết mỗi ngày, ngoài khẩu phần ăn giàu chất dinh dưỡng, mẹ có thể bổ sung các chế phẩm sirô an toàn, uy tín trên thị trường tại các nhà thuốc trên toàn quốc, có hàm lượng vitamin C 100 mg/5 mL. Thật đơn giản! Chỉ cần ½ muỗng cà phê sirô vitamin C mỗi ngày giúp trẻ tăng cường sức đề kháng, để trẻ khoẻ mạnh vui chơi và tự do khám phá thế giới xung quanh.
Bổ sung ½ muỗng cà phê các chế phẩm sirô có hàm lượng vitamin C 100 mg/ 5 mL giúp mẹ tiết kiệm thời gian mà vẫn cung cấp đầy đủ hàm lượng vitamin C mỗi ngày cho trẻ
Để biết thêm thông tin về cách bổ sung vitamin C cho trẻ, mẹ có thể truy cập tại đây.