Gen di truyền, giới tính, dinh dưỡng...là một trong những yếu tố cơ bản ảnh hưởng tới chiều cao của con trẻ trong tương lai.
Tất cả các bậc cha mẹ đều mong muốn con mình sẽ phát triển chiều cao và khỏe mạnh. Chiều cao của trẻ phụ thuộc khá nhiều vào gen di truyền. Tuy nhiên, đây không phải yếu tố quyết định hoàn toàn mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Để phát triển chiều cao cho trẻ tốt nhất ta cần hiểu thêm các yếu tố nào ảnh hưởng đến chiều cao trẻ. Khi trẻ có điều kiện thuận lợi cho đủ tất cả các yếu tố sẽ phát triển được chiều cao tối ưu của mình.
1. Gen di truyền
Yếu tố này phụ thuộc vào chiều cao của bố mẹ. Khi bé 1 tuổi thì trung bình cao 75-76cm. Khi 2 tuổi, chiều cao trung bình của bé sẽ là 86cm. Và theo ước tính chiều cao khi bé 2 tuổi nhân đôi sẽ ra chiều cao trung bình khi bé lớn. Để tính được chiều cao trung bình theo gen di truyền, các mẹ có thể áp dụng công thức dưới đây:
Chiều cao con trai = ((chiều cao mẹ + 15cm) + chiều cao bố) / 2
Chiều cao con gái = ((chiều cao bố - 15cm) + chiều cao mẹ) / 2
Các ông bố, bà mẹ có chiều cao khiêm tốn cũng đừng quá lo lắng về chiều cao của con sau này. Bởi nếu biết cách bổ sung dinh dưỡng, cho bé sống trong môi trường thoải mái, thường xuyên được rèn luyện thể thao thì chúng cũng có thể đạt được mốc chiều cao lí tưởng.
2. Giới tính
Nhìn mặt bằng chung, thường thì con trai sẽ cao hơn con gái. Tuy cũng có trường hợp ngược lại nhưng chỉ là hi hữu. Hầu hết bé gái sẽ cao thêm khoảng hơn 5,08 cm sau khi dạy thì. Sau đó, họ sẽ đạt được mức chiều cao tối ưu.
Trong khi, con gái thường phát phát triển ngay khi bước vào giai đoạn dạy thì; còn ở con trai phải đến cuối giai đoạn dạy thì mới thực sự tăng trưởng về chiều cao. Sự phát triển chậm này của con trai, giúp họ có thêm khoảng thời gian 2 năm để tận hưởng hết thời kì phát triển bình thường của một đứa trẻ trước khi bước vào giai đoạn phát triển chính thức. Đó là lí do tại sao, khi trưởng thành, con trai thường cao hơn con gái khoảng 13cm.
Mặt bằng chung, thường thì con trai sẽ cao hơn con gái (Ảnh minh họa)
3. Dinh dưỡng
Các mẹ cần biết rõ rằng, con không được bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cũng là nguyên nhân hạn chế chiều cao của trẻ trong tương lai. Các chất dinh dưỡng đều cần thiết để thúc đẩy sự phát triển của trẻ. Nếu mẹ muốn cho xương của con được chắc khỏe, đừng quên bổ sung vitamin D, sắt, kẽm, canxi trong khẩu phần ăn hàng ngày của trẻ.
Dinh dưỡng cần phải có đủ năng lượng phù hợp với từng lứa tuổi. Nếu quá ít bé sẽ suy dinh dưỡng nhưng quá nhiều lại gây béo phì. Bữa ăn trẻ cần đủ 4 yếu tố: đạm (chiếm 10-15% tổng năng lượng), tinh bột (chiếm 60-65% tổng năng lượng), chất béo (chiếm 10% tổng năng lượng) và rau. Không nên ăn bất cứ thứ gì quá nhiều, mất cân bằng.
Hiệp hội dinh dưỡng Mỹ khuyên mẹ nên cho con ăn các loại thực phẩm ngũ cốc nguyên hạt; trái cây và rau quả có chất chống oxi hóa, chứa vitamn A và C, kali, chất xơ. Ngoài ra, mẹ cũng nên bổ sung cho con những thực phẩm ít sữa có protein, canxi, magiê, phót pho; các loại thịt nạc, thịt gia cầm, cá, đậu và các loại hạt có chứa nhiều sắt, kẽm và vitamin B. Danh sách các thực phẩm kể trên đều có chứa dưỡng chất cần thiết để cung cấp cho cơ thể, đảm bảo cho sự tăng trường và phát triển tốt nhất.
Trẻ gặp vấn đề về rối loạn ăn uống như chán ăn, ăn vô độ cũng ảnh hưởng tới sự phát triển về chiều cao của trẻ, bởi vì lúc đó cơ thể sẽ bị suy giảm các khối dinh dưỡng cần thiết để phát triển. Nếu tình trạng này kéo dài, dẫn đến trẻ bị suy dinh dưỡng và thiếu cân. Bên cạnh đó, mẹ cho con ăn quá nhiều đồ ăn vặt mà quên đi những thực phẩm chính cũng là nguyên nhân khiến con nấm lùn.
4. Thể dục thể chất
Sụn xương là yếu tố hình thành nên chiều cao của bé. Và để xương phát triển khỏe mạnh thì việc tập thể dục thể thao là điều cần thiết nhất. Mẹ nên khuyến khích bé vận động, tập thể dục thường xuyên mỗi buổi sáng, tối. Với các bé nhỏ, mẹ có thể tập cho bé những động tác đơn giản như co duỗi chân, đứng lên ngồi xuống…để kích thích sự đàn hồi, co giãn và “lớn lên” của hệ thống xương. Khi hệ xương của con cứng cáp ở độ tuổi 5-6, mẹ mới nên cho bé tập những môn thể thao vận động mạnh như bóng rổ, bơi lội, nhảy dây…để phát triển chiều cao.
Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao có tác dụng rất tốt tới sự phát triển thể lực và tăng cường các phản xạ nhanh nhẹn, bền bỉ, dẻo dai. Cha mẹ cần khuyến khích và tạo điều kiện cho trẻ vận động, luyện tập ít nhất một giờ mỗi ngày.
5. Sức khỏe
Sức khỏe cũng là một trong những nhân tố ảnh hướng tới chiều cao của trẻ trong tương lai. Có rất nhiều loại bệnh ảnh hưởng tới sự phát triển chiều cao của bé. Đó thường là những căn bệnh mãn tính.
Các bệnh về rối loạn nội tiết như như bệnh tuyến giáp, thiếu hormone; rối loạn di truyền như hội chứng Down ( một dạng chậm phát triển tâm thần khiến cho bệnh nhân trở nên khù khờ và hầu như không có khả năng học hành) và hội chứng Turner (hội chứng loạn cấu tạo buồng trứng) có thể ảnh hưởng xấu đến sự phát triển chiều cao bình thường của trẻ. Nếu quan sát trong một thời gian dài, bạn sẽ thấy chiều cao của những bé bị mắc bệnh sẽ thấp hơn những bé có cơ thể bình thường khoảng 10 % trở lên tùy theo độ tuổi.
6. Môi trường xã hội
Yếu tố môi trường và xã hội có ảnh hưởng rất lớn đối với sự phát triển thể lực trẻ em, đặc biệt là phát triển chiều cao. Trẻ dễ bị suy dinh dưỡng thấp còi khi sống trong điều kiện kinh tế xã hội kém phát triển, môi trường thiếu vệ sinh, không đủ nước sạch, thực phẩm không đảm bảo an toàn vệ sinh và chất lượng chăm sóc kém.