Khi mọc răng, nhiều bé sẽ bị đau lợi, sưng má, quấy khóc. Mẹ nên chú ý và giúp con giảm đau kịp thời.
Thông thường, bé bắt đầu nhú những chiếc răng đầu tiên từ 6 đến 7 tháng tuổi. Hàm răng tiếp tục được hoàn thiện cho đến khi bé vào tuổi 2-3. Đến thời điểm này, tất cả 20 chiếc “răng sữa” của bé sẽ đều xuất hiện.
Dấu hiệu mọc răng của bé: chảy rãi; cằm và quanh miệng nổi ban; thích cắn; bị ho; dễ cáu kỉnh; không thích bú; bị tiêu chảy; bị sốt; nổi cục ở lợi….Mẹ cần theo dõi và nhận biết rõ các dấu hiệu của con để có biện pháp giúp con giảm đau hiệu quả.
Để giảm đau mọc răng cho bé cha mẹ hãy tham khảo một số cách sau:
1. Nhai rau củ làm dịu cơn đau
Rau xanh chứa nhiều axit tự nhiên có tác dụng làm giảm cơn đau mọc răng. Hai loại củ quả lý tưởng nhất là carrot và dưa chuột (nhất là dưa chuột bao tử). Mẹ cũng có thể cho con nhai những lát củ cải hoặc khoai tây được nấu chín.
Những loại củ quả trên phù hợp cho bé nhai liên tục vì nó không dễ bị bé cắt đứt, không có mùi nồng và cũng không gây nguy hiểm nếu chế biến đúng cách.
Rau củ còn chứa đường tự nhiên (giống loại đường được tìm thấy trong bánh quy dành cho bé mọc răng).
2. Ăn uống đồ mát
Đồ uống mát có thể làm dịu những em bé quấy khóc trong thời gian mọc răng. Với trẻ trên 6 tháng tuổi, sự lựa chọn tốt nhất là nước. Một số bà mẹ thường cho bé uống nước ép trái cây pha với nước để giảm đau mọc răng cho bé.
Trẻ sơ sinh trên 12 tháng thường rất thích sữa lạnh. Các mẹ đang cho con bú có thể cho bé bú thường xuyên hơn khi bé mọc răng để cung cấp các chất dinh dưỡng thiết yếu cho bé, việc này cũng góp phần làm bé bình tâm và bớt quấy khóc hơn khi bị đau.
Một số thực phẩm được làm lạnh (ở mức độ vừa phải) như chuối, cà rốt… không những hiệu quả trong việc làm dịu những cơn đau do sưng, viêm nướu khi bé mọc răng sữa mà còn có tác dụng “đánh lạc hướng” sự chú ý của bé vào các cơn đau.
Một số thực phẩm được làm lạnh (ở mức độ vừa phải) như táo, chuối, cà rốt… có hiệu quả trong việc làm dịu những cơn đau do sưng, viêm nướu khi bé mọc răng sữa (Ảnh minh họa)
3. Cho con tắm nước ấm
Mẹ chuẩn bị một bồn nước ấm và để bé được ngâm mình trong đó. Nhẹ nhàng mát-xa cho con và thả vào đó vài món đồ chơi dưới nước thú vị. Điều này sẽ làm phân tán sự chú ý của bé và giúp bé phần nào quên đi cơn đau.
4. Cho bé ngậm núm ti lạnh
Nếu mẹ đang cho bé bú lúc này thì rất có thể bé sẽ chẳng bú được tí sữa nào mà còn cắn rất mạnh làm mẹ đau đớn. Vì thế, mẹ hãy đổ nước lạnh vào bình sữa của con để bé nghịch với núm ti giả đó. Việc ngậm núm ti lạnh đó có thể làm dịu bớt sự khó chịu và những cơn đâu.
5. Thực phẩm xay nhuyễn dành cho trẻ em
Loại thực phẩm này mềm và xốp, nó cho phép trẻ ăn nhiều mà không phải nhai. Ngay cả với những em bé lớn hơn cũng có thể ăn loại thức ăn này khi mọc răng nếu việc nhai thức ăn quá khó khăn.
Bố mẹ cũng có thể nghiền trái cây và rau quả tại nhà bằng cách nấu cho đến khi mềm và trộn chúng với một lượng nước nhỏ trong máy xay sinh tố. Có thể cho các bé ăn loại thực phẩm xay nhuyễn này ở dạng ấm hoặc lạnh, nướu răng của bé đang mọc răng sẽ dễ dàng tiếp nhận thực phẩm lạnh hơn.
6. Massage nướu
Mẹ rửa sạch ngón tay của mình hoặc sử dụng dụng cụ massage nướu chuyên dụng rồi nhẹ nhàng chà nhẹ lên phần nướu răng đang sưng lên của bé. Cách này làm phân tán sự chú ý của bé vào những cơn đau, đồng thời làm giảm cảm giác khó chịu trong miệng cho bé và tăng cường tình cảm giữa bé và cha mẹ.
7. Phân tán sự chú ý
Mẹ cũng có thể giúp bé quên đi cơn đau bằng cách phân tán sự chú ý của trẻ. Thu hút bé bằng những trò chơi thú vị, nói những lời ngọt ngào với trẻ, bế trẻ trên tay đu đưa, cho bé nghe những loại nhạc êm dịu… cũng là những cách hay để giúp bé quên đi sự khó chịu của mình.
Các mẹ cũng nên lưu ý chỉ sử dụng thuốc giảm đau cho bé khi có chỉ định của bác sĩ tư vấn sức khỏe. Khi những chiếc răng đã xuất hiện, mẹ càng nên lưu ý đến việc giữ gìn vệ sinh răng miệng cho bé. Dùng gạc thấm nước ấm lau sạch răng sau khi bé ăn và trước khi đi ngủ. Khi bé mọc nhiều răng hơn, mẹ nên dùng bàn chải và một lượng nhỏ kem đánh răng dành cho trẻ em để chải sạch răng cho bé.