Trẻ bị thủy đậu sẽ xuất hiện những nốt mẩn đỏ ngoài ra, tùy theo tình trạng bệnh nặng hay nhẹ các nốt mẩn sẽ xuất hiện khác nhau. Mẹ có thể quan sát hình ảnh bệnh thủy đậu ở trẻ em qua da để xác định bé đang bị thủy đậu ở giai đoạn nào.
Bệnh thủy đậu là một bệnh nhiễm trùng do siêu vi khuẩn varicella-zoster gây ra. Bệnh có khả năng lây nhiễm cao và dễ bùng phát thành dịch. Trẻ nhỏ từ 2-5 tuổi là đối tượng dễ bị bệnh thủy đậu nhất do hệ thống miễn dịch còn non kém. Bé 1 tuổi nếu có mẹ đã từng bị thủy đậu trước đây thường không bị nhiễm bệnh do vẫn được miễn dịch với kháng thể của bé.
Các biến chứng thủy đậu phổ biến nhất là nhiễm trùng da, viêm phổi, viêm não. Trẻ em có hệ miễn dịch yếu sẽ có biến chứng nặng hơn.
Sau khi bị nhiễm virus, thủy đậu sẽ ủ bệnh trong cơ thể bé từ 13-15 ngày. Trong thời gian này bé vẫn ăn ngủ, vui chơi bình thường. Sau thời gian ủ bệnh, bé sẽ bị sốt nhẹ, biếng ăn, đau nhức cơ thể, sổ mũi và xuất hiện các nốt rạ khắp người.
Dưới đây là một số hình ảnh bệnh thủy đậu ở trẻ em, thứ tự diễn biến các nốt rạ:
1. Hình ảnh bệnh thủy đậu ở trẻ em giai đoạn đầu tiên
Giai đoạn đầu tiên của thủy đậu, cơ thể bé thường xuất hiện các nốt hồng ban đỏ nhỏ và có bề mặt phẳng ở trên mặt, bên trong khoang miệng, cổ họng, trên da đầu rồi lan da khắp các thể. Các nốt hồng ban này có thể không mọc cùng một lúc. Sau 1, 2 ngày các nốt hồng ban này sẽ biến thành các nốt đậu.
Các nốt hồng ban nhỏ xuất hiện. (Ảnh minh họa)
2. Hình ảnh bệnh thủy đậu ở bé giai đoạn thứ hai
Giai đoạn thứ hai của bệnh thủy đậu, các nốt hồng ban sẽ chuyển thành mụn nước trong, mụn nước đục, mụn đóng vẩy. Mẹ nhớ nhắc bé không được gãi để tránh nhiễm trùng da. Đối với các bé nhỏ nên đeo bao tay cho bé.
Các nốt ban chuyển thành mụn nước, mụn đóng vẩy. (Ảnh minh họa)
Trong giai đoạn này bé có thể cảm thấy khó khăn khi ăn uống vì các vết loét trong miệng và cổ họng. Bố mẹ chú ý cho bé ăn các loại thứ ăn lỏng, dễ ăn và uống nhiều nước để đảm bảo đủ nước cho cơ thể. Hạn chế cho bé ăn các đồ cay, nóng, nhiều dầu mỡ.
Các nốt rạ trong miệng, cổ họng khiến bé ăn uống khó khăn. (Ảnh minh họa)
3. Hình ảnh thủy đậu ở trẻ giai đoạn thứ ba
Giai đoạn thứ ba, cũng là giai đoạn cuối cùng của thủy đậu, các nốt rạ sẽ khô lại và đóng vảy dày màu nâu. Vì đây là giai đoạn cuối cùng của bệnh, cơ thể bé sẽ dần hồi phục. Chức năng của các vảy trên mụn là để bảo vệ vết thương đang lành. Vì vậy bố mẹ không nên cậy vảy mà để cho chúng bong tự nhiên.
Các nốt rạ bắt đầu đóng vảy. (Ảnh minh họa)
Sau khoảng 10 ngày, các nốt rạ sẽ biến mất. (Ảnh minh họa)
Vì đây là giai đoạn bé đang hồi phục sức khỏe, nên bố mẹ cần chăm sóc bé chu đáo để bé nhanh chóng khỏi bệnh.
Để phòng ngừa thủy đậu, bố mẹ nên tiêm phòng cho bé theo đúng lịch quy định. Khoảng 90% bé đã được tiêm phòng thủy đậu sẽ tránh được bị nhiễm virus hoàn toàn. 5 -10% còn lại có thể bị thủy đậu nhưng đều ở dạng nhẽ và không gặp biến chứng.
Một số câu hỏi về bệnh thủy đậu ở trẻ
Trẻ bị thủy đậu bao lâu thì khỏi?
Tùy vào tình trạng bệnh ở từng bé nên thời gian khỏi bệnh ở các bé sẽ khác nhau. Trung bình bé sẽ mất từ 7 - 21 ngày để xuất hiện các triệu chứng của bệnh và mất thêm khoảng 7 - 10 giờ bệnh phát triển và khỏi hẳn. Nhiều bé hễ miễn dịch yếu, phải mất khoảng 2 - 3 tuần mới khỏi.
Bệnh thủy đậu ở trẻ em cần kiêng gì?
Theo kinh nghiêm dân gian người mắc bệnh thủy đậu phải kiêng nước, gió. Tuy nhiên để đảm bảo vệ sinh, nhanh khỏi bệnh mẹ nên tắm rửa sạch sẽ cho bé bằng nước ấm và nước sạch. Mẹ phải thật nhẹ nhàng khi tắm cho bé, tránh làm tổn thương vùng da bị thủy đậu. Mẹ nên hạn chế cho bé ra gió để bé nhanh hết bệnh.
Có những cách chữa bệnh thủy đậu nào ở trẻ em ?
Mẹ có thể dùng Methylen chấm, bôi lên các mụn nước đã vỡ ra, giúp da nhanh bong vẩy, liền sẹo nhanh. Mẹ không được dùng thuốc mỡ Penixilin, tetaxilin hoặc thuốc đỏ bôi cho bé.
Ngoài ra mẹ nên mặc quần áo rộng, thấm mồ hôi, giữ cho cơ thể bé sạch sẽ, hạn chế để bé gãi lên những những mụn nước.