Nhiều người tin rằng cho con ngủ chung sẽ khiến bé nhõng nhẽo. Tuy nhiên khoa học đã chứng minh điều ngược lại.
Trong khi các ông bố bà mẹ đang hô hào chủ trương cho trẻ “ra riêng” ngay từ khi mới vài ngày tuổi để rèn luyện cho bé tính độc lập thì các nhà khoa học ngày nay lại có những bằng chứng ngược lại. Những phụ huynh vẫn đang còn ôm ấp con trên giường cùng mình hãy đọc nhưng thông tin cực thú vị này để thêm tự tin với quyết định của mình.
Tăng cường tính tự lập
Nhiều người tin rằng cho con ngủ chung sẽ khiến bé bện hơi mẹ, nhõng nhẽo. Tuy nhiên khoa học đã chứng minh điều ngược lại. Trẻ em ngủ với bố mẹ từ bé sẽ phát triển độc lập khi sau này ra đời. Nguyên nhân? Đó là do các bé không phải trải nghiệm cảm giác lo lắng khi bị tách riêng lúc còn nhỏ. Tình cảm nhận được từ bố mẹ đầy đủ sẽ khiến con không có nhu cầu nhõng nhẽo, gây sự chú ý thêm. Tiến sỹ Jay Gordon cho biết “Những đứa trẻ được ngủ cùng với bố mẹ rất ít khi mút tay vì chúng không cần làm việc đó để tự an ủi bản thân”.
Tự tin hơn
Những em bé lớn lên từ giấc ngủ trong chiếc giường có cả gia đình sẽ phát triển tự tin, gặp ít vấn đề về hành vi, sống vui vẻ hơn và thỏa mãn hơn trong cuộc sống. Trẻ cũng ít gặp rối loạn tâm lý do stress so với trẻ không được ngủ cùng bố mẹ.
Phát triển toàn diện hơn cả về thể chất và trí tuệ
Ngoài các lợi ích về tâm lý, trẻ ngủ chung với cha mẹ cũng sẽ phát triển tốt hơn cả về thể chất và trí tuệ. Bác sỹ nhi khoa và chuyên gia giáo dục William Sears giải thích: trong suốt hơn 30 năm nghiên cứu, quan sát các gia đình có bố mẹ và con cái ngủ chung giường, các nhà khoa học đã thấy rằng, trẻ phát triển nhanh hơn, không chỉ cao lớn mà còn phát triển tối ưu về cảm xúc, trí tuệ, thể lực. Có thể chính những vuốt ve trẻ được nhận thêm khi ngủ với cha mẹ đã kích thích tăng trưởng. Chưa kể, việc được bú mẹ khi ngủ chung cũng giúp trẻ lớn nhanh hơn.
Nhiều người tin rằng cho con ngủ chung sẽ khiến bé nhõng nhẽo. Tuy nhiên khoa học đã chứng minh điều ngược lại. (ảnh minh họa)
Giảm nguy cơ đột tử ở trẻ (SIDS)
Nghiên cứu trên toàn thế giới cho thấy những nước có truyền thống cha mẹ ngủ chung với con cái là những nước có tỷ lệ SIDS thấp nhất. Những em bé ngủ cùng cha mẹ có nguy cơ đột tử trong khi ngủ ít hơn 4 lần so với những em bé ngủ riêng. Mẹ cũng đừng lo khi ngủ chung cha mẹ sẽ hít thở hết oxy của con, thực chất có một số nghiên cứu còn cho thấy khí CO2 cha mẹ thở ra khi ngủ còn thực sự có tác dụng kích thích thở cho trẻ
Dễ cho con bú hơn
Tất cả các bà mẹ nuôi con bằng đều thừa nhận cho con ngủ chung vô cùng tiện lợi khi cho con bú. Mỗi khi bé khóc đói, thay vì phải dậy và đi đến cũi để bế con, các bà mẹ chỉ cần cho bé bắt đầu ti mẹ ngay tại giường, bú nằm hoặc cho bé bú ngồi, mẹ dựa lưng vào cạnh giường đều đơn giản.
Tình cảm gia đình gắn bó hơn
Trẻ em lớn lên trong một gia đình ngủ chung sẽ có nhiều cảm giác kết nối và hạnh phúc hơn những trẻ em ngủ một mình. Ngủ cùng bố mẹ khiến thời gian các thành viên trong gia đình kết nối, chia sẻ yêu thương môi ngày sẽ nhiều hơn.
Trẻ ngủ ngon, yên bình hơn
Nghiên cứu cho thấy lợi ích của việc cho con ngủ chung là các bé sơ sinh hầu như không bao giờ giật mình trong lúc ngủ và cũng hiếm khi nửa đêm dậy khóc. Trong khi đó, những em bé ngủ riêng thường giật mình liên tục suốt đêm và một đêm dây khóc trung bình tới 4 lần. Giật mình và khóc đêm kéo dài sẽ làm tăng nhịp tim và huyết áp của trẻ, khiến con ngủ không ngon và có thể dẫn đến rối loạn giấc ngủ khi trưởng thành.
Tất cả mọi người đều ngủ ngon hơn
Miễn là ngủ chung khiến mẹ, bố, bà nội và cả gia đình ngủ ngon, tại sao chúng ta lại phải cố thay đổi nó? Khi cho bé ngủ cùng, tất cả mọi người đều cảm thấy an tâm hơn, ít trắn trọc hơn, khi bé thức dậy hay ọ ẹ giữa đêm mẹ đều có thể nhanh chóng dỗ dành, đáp ứng con và sau đó tiếp tục quay lại với giấc ngủ. Cả gia đình cùng ngủ ngon thì sẽ duy trì được trạng thái tâm lý tốt và có nhiều năng lượng hơn để tiếp tục chăm sóc bé.