Con sốt 41 độ C & chuyện sởi ở Mỹ

Ngày 24/04/2014 08:24 AM (GMT+7)

Câu chuyện có thật về một bà mẹ Mỹ có con mắc bệnh truyền nhiễm khiến nhiều người 'choáng váng'.

Nhiều người nghe thấy con số 41 độ C sẽ liên tưởng tới mức nhiệt trong một ngày hè chói chang. Vậy nhưng đối với Megan Campbell, con số “kinh hoàng” này lại chính là thân nhiệt của cậu con trai bé bỏng 10 tháng tuổi. Căn bệnh sởi chết người đã tấn công cậu bé và khiến bé phải nhập viện cấp cứu.

Từ kinh nghiệm "xương máu" của một bà mẹ Mỹ...

Sau khi đón con ở nhà trẻ về vì các cô báo con bị sốt, chúng tôi đưa con đi khám ngay. Bác sỹ bảo con đã bị nhiễm virus. Hai ngày sau, con sốt đến 41 độ và ban bắt đầu xuất hiện ở đầu”, Megan kể lại.

Những vết phát ban nhanh chóng lan xuống cánh tay và ngực. Megan và chồng bắt đầu tìm kiếm trên Internet. Họ tìm thấy những bức hình bệnh sởi trông giống như ban của con trai, và lao ngay tới bệnh viện nhi khu vực.

17 năm nay chưa ai nhìn thấy người mắc bệnh sởi hay phải làm xét nghiệm chẩn đoán bệnh sởi, chẳng ai tưởng tượng được bệnh sởi lại xuất hiện năm 2008, tại nước Mỹ” - Megan nói. Ngày hôm sau, một chuyên gia bệnh truyền nhiễm xác nhận con trai của Megan đã bị nhiễm sởi.

“3 ngày tại bệnh viện, chúng tôi luôn lo sợ có thể mất con trai.  Bé không ăn cũng chẳng uống, phải truyền tĩnh mạch, có lúc trông bé lả đi. Khi bé có thể tự uống, chúng tôi đưa con về nhà. Nhưng các bác sĩ cảnh báo rằng bệnh sởi còn phải đi hết lộ trình của nó, trong đó có triệu chứng sốt - có lúc đã lên đến 41 độ.

Thêm một tuần thức giấc bất kỳ giờ nào để kịp cho con uống thuốc hạ nhiệt, chườm khăn ấm cho con. Theo chỉ dẫn của các bác sĩ, chúng tôi theo dõi sát các biểu hiện không cảm giác hay không phản ứng lại bố mẹ. Nếu thấy dấu hiện này chúng tôi cần trở lại bệnh viện ngay”.

Con sốt 41 độ C amp; chuyện sởi ở Mỹ - 1
Con sốt 41 độ, tôi bàng hoàng (Ảnh minh họa).

Rất may, bé đã bình phục hoàn toàn.

Giờ thì Megan đã biết rằng con trai mình phơi nhiễm sởi trong lần kiểm tra sức khỏe định kỳ lúc 10 tháng tuổi, khi một bà mẹ khác cùng đứa con bị ốm cũng ngồi trong phòng chờ để được bác sĩ khám. Điều tra cho thấy cậu bé và các anh chị em của mình nhiễm sởi khi ra nước ngoài và mang chúng trở lại Mỹ. Bọn trẻ chưa được tiêm phòng.

"Những người chọn cách không tiêm phòng cho con mình đang quyết định số phận của những đứa trẻ khác, và khiến chúng có thể gặp nguy hiểm” Megan chia sẻ. "Lúc 10 tháng, con trai tôi còn chưa đến tuổi tiêm mũi vắc xin 3 trong một phòng sởi- quai bị - rubella (MMR). Nhưng khi bé được 12 tháng, chúng tôi đã cho con đi tiêm phòng - kể cả khi cháu không có khả năng nhiễm sởi nữa. Tiêm phòng giúp bé không bị nhiễm quai bị hoặc rubella, hay lan truyền bệnh cho những người khác”.

Câu chuyện có thật được chia sẻ trong loạt chuyện ‘Những chuyện kể có thật’, là những lời tự sự của các ông bố bà mẹ ở Mỹ có con mắc bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do chưa được tiêm chủng, đăng trên trang web của Cơ quan Quản lý Dịch bệnh Mỹ (CDC). Nó đã cho thấy tầm quan trọng của việc tiêm vắc xin phòng sởi cho trẻ đúng kỳ hạn.

...đến bệnh sởi ở trẻ đang bùng phát tại Việt Nam năm 2014 và ý thức tiêm phòng cho trẻ của mẹ Việt

Trong nhiều thế kỷ trước, bệnh sởi đã giết chết hàng triệu người mỗi năm. Tuy nhiên, nhiều thập kỷ sau khi vắc xin phòng sởi được đưa vào chương trình tiêm chủng, tỷ lệ tử vong ở Mỹ đã giảm tới 98%, thậm chí ở Anh, còn số này còn rất đáng kinh ngạc: 99,96%.

Tại Việt Nam, trong dịch sởi lần này, bác sĩ Nguyễn Văn Thường – phụ trách Khoa Nhi Tổng hợp (Bệnh viện Xanh Pôn) cũng cho biết theo quy luật thì dịch bệnh sởi cứ khoảng 5 năm lại bùng phát một lần, tuy nhiên đó là trước kia, còn từ năm 1985 sau khi có chương trình tiêm chủng mở rộng thì quy luật này gần như không còn đúng nữa vì tiêm chủng cho trẻ khi vừa sinh đã có tác dụng rất lớn trong việc ngăn ngừa bệnh sởi. Nguyên nhân chủ yếu bùng phát dịch sởi năm 2014 vẫn là do tiêm chủng, đa số các ca nhập viện đều cho biết là chưa tiêm hoặc tiêm chủng chưa đủ số mũi theo như quy định.

Con sốt 41 độ C amp; chuyện sởi ở Mỹ - 2
Bùng phát sởi các phụ huynh mới đổ xô đưa con đi tiêm phỏng (ảnh chụp tại trung tâm y tế dự phòng 70 Nguyễn Chí Thanh ngày 18.4.2014)

Chúng tôi làm thống kê và số liệu cho thấy là nhóm bệnh nhi mắc bệnh sởi nhập viện do chưa tiêm chủng chiếm đến hơn 50%, trong khi đó 40% còn lại thì bố mẹ cho biết không nhớ đã tiêm chủng cho con hay chưa, còn lại 10% thì lại rơi vào trường hợp có tiêm chủng nhưng không đủ số mũi theo như quy định, chỉ tiêm có 1 mũi rồi thôi”, bác sỹ Thường cho biết.

Các bà mẹ nên lưu ý cho con đi tiêm phòng đúng theo lịch chủng ngừa đã được Tổ chức y tế thế giới và Viện vệ sinh dịch tễ khuyến cáo. Tại các nước nước đang phát triển như Việt Nam, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo tiêm chủng phòng sởi mũi 1 cho các bé 9 tháng tuổi và tiêm nhắc lại mũi 2 khi bé 18 tháng tuổi. Trong khi đó tại các quốc gia phát triển như Mỹ, Canada, Úc, tiêm chủng phòng sởi được thực hiện muộn hơn, khi trẻ được 12 tháng tuổi, sử dụng vắc xin 3 trong 1  phòng sởi - quai bị - rubella (MMR). 

Mẹ có thể thao khảo Lịch tiêm chủng quốc gia năm 2014 tại đây. 

Mời độc giả đọc thêm những bài viết liên quan về Bệnh sởi

Nhật ký một bà mẹ viết giữa 'tâm sởi'

‘Bác sỹ ơi, Bộ Y tế ơi… cứu con tôi với’

Sao Việt sốt xình xịch trước dịch sởi

Đau xót quang cảnh bên trong "tâm sởi"

Nhận biết & kiêng chuẩn khi trẻ bị sởi

H.My
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Dịch sởi bùng phát