Mẹ "thiên thần nhí gốc Việt" kể chuyện bố mẹ Thuỵ Sĩ chẳng ai bận tâm chuyện học của con

Ngày 20/05/2018 06:19 AM (GMT+7)

Chị Đồng An là mẹ của Roggero Camilla ThyThy (11 tuổi) - bé gái từng được cư dân mạng đặt tên "thiên thần nhí gốc Việt".

Mẹ amp;#34;thiên thần nhí gốc Việtamp;#34; kể chuyện bố mẹ Thuỵ Sĩ chẳng ai bận tâm chuyện học của con - 1

Dựa trên những dữ liệu đánh giá Giáo dục do Diễn đàn Kinh tế Thế giới đưa ra năm 1016, Thụy Sĩ chính là quốc gia có nền giáo dục tốt xếp thứ 2 thế giới. Là đất nước nổi tiếng với sự đa dạng ngôn ngữ, nên ngay từ nhỏ học sinh đã có thể thông thạo nhiều thứ tiếng khác nhau, trong đó cơ bản có tiếng Pháp, Đức và Ý.

Vậy thì khi đến trường, ngoài việc được tiếp cận với nhiều ngôn ngữ khác nhau thì trẻ được học gì mà lại xếp ở vị trí cao đến như thế? Và tất cả sẽ được gợi mở bằng những chia sẻ của chị Hoàng Ngọc Đồng An - cô gái gốc Huế, lấy chồng người Thụy Sĩ và đã sinh sống tại đất nước "Thiên đường của Châu Âu" 15 năm.

Chị Đồng An cũng là mẹ của Roggero Camilla ThyThy (11 tuổi) - bé gái từng được cư dân mạng đặt tên "thiên thần nhí gốc Việt"

Mẹ amp;#34;thiên thần nhí gốc Việtamp;#34; kể chuyện bố mẹ Thuỵ Sĩ chẳng ai bận tâm chuyện học của con - 2

Các con gái của chị Đồng An lớn lên và hưởng nền giáo dục của Thụy Sĩ trọn vẹn.

Con đi học về nhà không thấy phải làm gì cả!

Nhiều cha mẹ ám ảnh chuyện con đi tiểu học thì mỗi tối phải ngồi làm bài với con đến tận khuya cả nhà mới được đi ngủ. Ở tiểu học Thuỵ Sĩ, con chị có gặp phải gánh nặng với bài tập về nhà ?

Hoàn toàn không! Con được học và chơi kết hợp nên không bị stress hay phải làm bài tập nhiều. Việc bắt con học nhiều cả nhà trường và bố mẹ đều không khuyến khích. Bình thường, mình chỉ thấy ThyThy có mang bài tập về nhà tầm 1  - 2 trang giấy, làm một lúc thì xong. Sau đó sẽ đem nộp bài tập lại cho giáo viên.

Còn trường hợp những bài tập về đường phố, về môi trường xung quanh mà con chưa đủ hiểu biết thì bố hoặc mẹ sẽ chia nhau ra để giúp con được rõ ràng hơn. Nhưng nói chung là con đi học, về nhà không thấy phải học hành gì nhiều cả.

Vậy còn thời gian của những kỳ nghỉ thì sao, con có cần bài tập để tránh "quên kiến thức"?

Ngoài kỳ nghỉ hè thì còn có nghỉ Giáng sinh nữa, nhưng vì đó là kỳ nghỉ nên nhà trường cũng muốn học sinh được vui chơi thoải mái nên hạn chế bài tập vào kỳ nghỉ. Có thể cho một ít bài tập hoặc khuyến khích đọc sách mà thôi.

Nhà trường thoải mái vậy thì bố mẹ cũng chẳng ép con học nhiều mà làm gì. Ngoại trừ môn bơi lội và thể dục, gia đình nào thích thì cho con tham gia để rèn luyện thêm. Còn với ThyThy thì hè mẹ không cho con đi học thêm bất kỳ một môn học gì cả, thậm chí là năng khiếu.

Mẹ amp;#34;thiên thần nhí gốc Việtamp;#34; kể chuyện bố mẹ Thuỵ Sĩ chẳng ai bận tâm chuyện học của con - 3

Một lớp học ở trường cấp 1 Thuỵ Sĩ của bé ThyThy.

Mẹ amp;#34;thiên thần nhí gốc Việtamp;#34; kể chuyện bố mẹ Thuỵ Sĩ chẳng ai bận tâm chuyện học của con - 4

Tất cả các loại sách, vở và đồ dùng học tập đều để lại trường, chỉ hôm nào có bài tập về nhà ThyThy mới phải mang cặp.

Trẻ em Thuỵ Sĩ thông minh nhờ được tự do ngôn luận

Như chị kể thì trong trường học con không phải học nhiều, vậy vốn hiểu biết của bé liệu có bị hạn chế?

Mình không nghĩ như thế, về nhà thấy con không làm bài tập nhiều hay thi cử cũng không phải ôn luyện nhưng con lại biết khá nhiều thứ. Đó là bởi ngoài học kiến thức thì học sinh còn được giáo viên dạy nhiều kiến thức xã hội và có điều kiện để trải nghiệm về thế giới xung quanh.

Chẳng hạn như xung quanh trường có những khoảng đất trống, giáo viên cho các con tự đi tìm tòi, quan sát và nghiên cứu về con kiến, con giun, cây cỏ hay đất, nước,…. Ngoài ra, một năm nhà trường tổ chức các chuyến tham quan, dã ngoại hay đi học xa 4 - 5 ngày,… cũng giúp con mở mang và tăng vốn hiểu biết của mình.

Và còn một điều nữa mà mình nghĩ con trở nên thông minh, nhanh nhẹn hơn đó chính là con được quyền tự do ngôn luận.

Chị vừa nói về tự do ngôn luận, cụ thể điều này được thể hiện như thế nào?

Đó là các con được phát biểu, được đưa ra ý kiến, trò chuyện mỗi ngày với thầy cô, cha mẹ một cách thoải mái. Thầy cô cùng trò chuyện với học sinh như những người bạn lớn nhỏ với nhau nên con cũng dễ dàng thể hiện được cảm xúc của mình hơn.

Ở nhà, bố mẹ cũng cho phép con được phát biểu, cùng nhau nói chuyện hằng ngày, trong bữa ăn. Nếu có điều gì muốn bày tỏ thì con cũng tự tin nói ra mà không hề sợ sệt. Miễn sao phải giữ chừng mực, không được hỗn, không cao giọng hay cãi bướng, làm vậy sẽ bị mẹ la mắng. Ra đường, người lớn cũng rất chịu khó trò chuyện với trẻ con, kiên nhẫn lắng nghe chúng.

Mẹ amp;#34;thiên thần nhí gốc Việtamp;#34; kể chuyện bố mẹ Thuỵ Sĩ chẳng ai bận tâm chuyện học của con - 5

Ngoài giờ học ở trường, gia đình không ép con học thêm kiến thức mà tạo điều kiện cho con phải triển những kỹ năng khác. 

Mẹ amp;#34;thiên thần nhí gốc Việtamp;#34; kể chuyện bố mẹ Thuỵ Sĩ chẳng ai bận tâm chuyện học của con - 6

Hằng năm, học sinh tiểu học Thụy Sĩ có những chuyến đi học xa kéo dài 4 - 5 ngày, vừa học vừa được mở mang kiến thức.

Chuyện khoe điểm giữa các học sinh là cấm kỵ

Như chị nói là con sẽ không phải học quá nặng nề vậy thì còn chuyện thi cử thì sao?

Việc học nhẹ nhàng, không có sự tranh đua giữa các con và cũng rất ít thi cử, đó là những gì có thể nói khi con đi học tiểu học ở Thụy Sĩ. Thông thường, vài tuần nhà trường sẽ cho làm một bài kiểm tra để nắm bắt sức học của học sinh, bố mẹ có thể biết được điểm này nhanh chóng. Cuối học kỳ thì vẫn có thi kết thúc học kỳ, nhưng điểm số này được giữ kín tới hết năm học gia đình mới được biết.

Ở đây, có một điều cấm kỵ đó là khoe điểm với nhau. Bạn nào chỉ được biết điểm của bạn đó mà thôi. Điều này là để các con không ganh đua nhau hay cảm thấy tủi thân nếu chẳng may điểm của mình không được tốt.

Trong trường hợp gia đình cần nắm rõ tình hình học tập của con thì mối liên hệ giữa gia đình và nhà trường sẽ được duy trì ra sao?

Sẽ có hai phương tiện chính để gia đình và nhà trường trao đổi với nhau. Thứ nhất là qua cuốn sổ liên lạc của con. Khi nào mà con làm gì không đúng hay chưa phải phép thì giáo viên sẽ viết vào sổ, sau đó đem về cho phụ huynh xem xét, ký tên. Hoặc trong trường hợp có việc gì quan trọng, cần sự tương tác thì thầy cô cũng sẽ viết vào đây luôn.

Thứ hai đó là họp phụ huynh. Một năm học sẽ có 2 lần họp phụ huynh, một lần họp chung và một lần họp riêng phụ huynh từng em. Nội dung thì cũng chỉ xoay quanh việc học hành, hoạt động tại trường của con là chính. Trong trường hợp con chưa tốt thì sẽ nói ra để hai bên cùng kết hợp để dạy con.

Mẹ amp;#34;thiên thần nhí gốc Việtamp;#34; kể chuyện bố mẹ Thuỵ Sĩ chẳng ai bận tâm chuyện học của con - 7

ThyThy là một cô bé cá tính, không tránh khỏi những trường hợp không hay, nên sự kết nối giữa gia đình và nhà trường phối hợp để dạy con là điều thực sự cần thiết.

Bố mẹ Thuỵ Sĩ hiếm ai "tám" về chuyện học hành của con

Có khi nào chị cảm thấy bối rối khi đi họp phụ huynh hay chưa?

Có chứ, con gái mình ThyThy hơi cá tính nên thường thích gì mới làm tốt, còn không thích thì hay tự làm theo ý mình. Và việc này đôi khi thầy cô cũng không đồng ý, cả bản thân mình cũng không thích nữa nên luôn cố gắng tìm cách để giúp ThyThy thay đổi tốt hơn. 

Tuy nhiên, nhiều khi ThyThy khiến mẹ cảm thấy tự hào vì luôn được thầy cô khen ngợi là tiếp thu tốt, dù học một lúc nhiều ngôn ngữ nhưng con học khá nhanh.

Thế còn thái độ của những phụ huynh Thụy Sĩ với việc học của con, chị có thường nói chuyện với họ không và có cảm nhận như thế nào?

Mình thường “tám” với họ hằng ngày luôn và như mình thấy thì họ không hề đặt nặng vấn đề học hành với con, không để con cái stress vì áp lực từ bố mẹ và bố mẹ cũng không làm mình stress vì kỳ vọng quá nhiều vào con. Họ hoàn toàn tin tưởng vào việc dạy dỗ của giáo viên ở trường, về nhà cũng chỉ nhắc nhở con làm bài tập nếu có mà thôi.

Có một thực tế tại Thụy Sĩ mà sau 15 năm sống ở đây mình thấy được đó là có khá ít người Thụy Sĩ tốt nghiệp Đại học, có nhiều người không có bằng Đại học vẫn có địa vi, công việc tốt và có những người dù không được học nhiều mà cũng rất giỏi. Chính vì thế mà bây giờ, sức con học được bao nhiêu thì học thôi, tương lai thế nào thì hãy để tương lai trả lời.

Rất cảm ơn những chia sẻ của chị Đồng An!

Chuyện trẻ Việt học tiểu học Pháp không chấm điểm, cô đánh giá học sinh bằng màu sắc
Theo chị Phạm Ngọc Tuyết, cô giáo trường con chị cũng không xếp hạng học sinh. Chỉ có cuối học kỳ, cô sẽ cho học sinh làm một bài tập và sẽ để đơn vị...
Minh Hạ
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Con vào lớp 1