Bàn về thực phẩm hữu cơ cho trẻ ăn dặm, chuyên gia dinh dưỡng PGS .TS. BS. Nguyễn Thị Lâm chia sẻ những điều mà các mẹ cần lưu ý: việc mẹ Việt đua nhau chuộng thực phẩm hữu cơ cho con ăn dặm không phải là trào lưu, mà là bởi những lợi ích của dòng thực phẩm này mang lại cho bé trong độ tuổi ăn dặm
Đối với các bà mẹ Việt Nam, giai đoạn con ăn dặm có phần căng thẳng, bởi đây là lúc con chuyển giao từ việc hoàn toàn ăn sữa mẹ sang tập ăn dặm, xen kẽ thực đơn giữa các thực phẩm khác và sữa. Do vậy, mẹ thường có nhiều mối quan tâm khi lựa chọn thực phẩm cho con: an toàn thực phẩm, nguồn dinh dưỡng, thành phần, hương vị tự nhiên và nguồn gốc hữu cơ.
Để có cái nhìn rõ hơn, lựa chọn thông minh hơn các dòng thực phẩm, đặc biệt là các loại thực phẩm organic đạt đủ các yếu tố quan trọng, mẹ hãy cùng lắng nghe những chia sẻ và tư vấn của chuyên gia dinh dưỡng Nguyễn Thị Lâm - Nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia nhé.
PGS. TS. BS. Nguyễn Thị Lâm – Nguyên Phó viện trưởng Viện Dinh Dưỡng Quốc gia - Chủ tịch Hội đồng Khoa học Viện Dinh Dưỡng.
Hiện nay có những dòng dinh dưỡng hữu cơ, vậy thực phẩm hữu cơ có những ưu điểm nào hỗ trợ dinh dưỡng cho trẻ trong giai đoạn ăn dặm?
Lựa chọn nguồn thực phẩm hữu cơ để chế biến món ăn dặm sẽ giúp cơ thể non nớt của bé hấp thụ các dưỡng chất tốt nhất, đồng thời tránh được các dư lượng thuốc trừ sâu và các loại thuốc kích thích tăng trưởng có trong các loại thực phẩm không đảm bảo an toàn được bày bán trên thị trường.
3 ưu điểm của thực phẩm hữu cơ mẹ nên đưa vào thực đơn ăn dặm cho bé:
- Thực phẩm hữu cơ sạch và lành tính với cơ thể bé: Thực phẩm hữu cơ được nuôi trồng ở hệ sinh thái đảm bảo xa khu công nghiệp, không gần nguồn đất – nước canh tác bị ô nhiễm, nguồn nước tưới phải là nước sạch không được dùng nước sông. Như mẹ biết, quy trình nuôi trồng của thực phẩm hữu cơ phải đảm bảo nghiêm ngặt, những nguyên liệu được nuôi, trồng hoàn toàn tự nhiên không có tác động của hóa chất, thuốc trừ sâu, phân bón và chất kháng sinh, không có thành phần đột biến gen (non-GMO). Do đó, sử dụng thức ăn dặm được chế biến từ nguồn thực phẩm hữu cơ sẽ loại bỏ nguy cơ xâm nhập của chất độc hại thông qua đường tiêu hóa.
- Giá trị dinh dưỡng của thực phẩm hữu cơ cao vượt trội: Theo nghiên cứu của Tạp chí Dinh dưỡng Mỹ, thực phẩm hữu cơ có thành phần dinh dưỡng cao hơn các thực phẩm được canh tác theo phương pháp thông thường. Nghiên cứu của Đại học Newcastle cũng cho thấy rằng chất chống oxi hóa trong thực phẩm hữu cơ cao hơn thực phẩm thông thường từ 20% – 80% tùy vào từng loại nguyên liệu khác nhau.
- Nguồn gốc xuất xứ rõ ràng: Để được gọi là thực phẩm hữu cơ, những thực phẩm này phải trải qua một quá trình đánh giá vô cùng nghiêm ngặt, lấy chứng nhận dành riêng cho dòng thực phẩm hữu cơ của một số cơ quan đánh giá uy tín như USDA (Mỹ), EU (châu Âu), JAS (Nhật)… Trong những chứng nhận này, chứng nhận thực phẩm hữu cơ theo tiêu chuẩn châu Âu – EU là tiêu chuẩn cao nhất với sự công nhận của 47 quốc gia trên thế giới.
Trong những năm tháng đầu đời và cả quá trình ăn dặm, vị giác của bé sẽ có những thay đổi như thế nào?
Ngay từ khi còn trong bụng mẹ, vị giác của trẻ đã bắt đầu phát triển. Cụ thể là khi mẹ được 9 tuần thai kỳ, miệng và lưỡi của bé đã hình thành cùng với các nụ vị giác đầu tiên. Bắt đầu từ thời điểm đó, trẻ bắt đầu cảm nhận các vị mặn, ngọt, cay, đắng thông qua nước ối.
Sau khi chào đời, vị giác của bé tiếp tục phát triển. Bé có thể cảm nhận vị chua và ngọt, nhưng sẽ yêu thích vị ngọt hơn. Đó cũng là lí do tại sao bé thích vị sữa mẹ. Đồng thời, vị giác và khứu giác được liên kết với nhau và cùng nhau phát triển. Do vậy, bé có thể ngửi thấy mùi sữa, thậm chí là có thể phân biệt mùi sữa của mẹ và mùi sữa của người khác.
Từ khi chào đời cho đến giai đoạn ăn dặm, bé sẽ có 2 cột mốc phát triển vị giác đáng chú ý.
Trong 6 tháng đầu đời, bé có nhiều chồi vị giác trong miệng hơn cả người lớn, phân biệt được giữa vị ngọt và đắng, đồng thời thích vị ngọt, giống như sữa mẹ, và có thể tỏ ra ghê sợ khi nếm phải bất cứ thứ gì đắng hay chua.
Khi bé bắt đầu biết ăn dặm - thời điểm từ 6 cho đến 12 tháng, bé đã quen với mùi vị ngọt của sữa mẹ, nên có vẻ nghi ngờ lo lắng khi tiếp nếm vị của thức ăn dặm. Nhưng bé có thể thích thú và tiếp nhận thức ăn dặm mới. Con có thể không thích ngay 1 loại thực phẩm mới, nhưng các mẹ không nên từ bỏ ngay mà nên thử 8 lần thì bé có thể sẽ lại thích thực phẩm này. Khi con 7-8 tháng có thể phát triển kỹ năng bốc thức ăn bằng ngón tay, nên mẹ có thể cho bé làm quen với các cấu trúc thực phẩm mới, cho bé thử các bánh ăn dặm, hay các miếng rau, củ mềm, chuối, hay quả bơ cắt lát.
Ngoài ra từ lúc này, bé còn có thể sử dụng lưỡi của mình để phân biệt các kết cấu thức ăn khác nhau và các hương vị khác nhau.
Để giúp bé phát triển vị giác tốt và nhạy hơn, mẹ nên lưu ý những điều gì?
Có rất nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến vị giác của bé, một ít trong số đó là do di truyền. Bé sẽ có xu hướng thích các loại thực phẩm mà bé đã tiếp xúc trong bụng mẹ và các loại thực phẩm mà bé đã quen thuộc. Nếu mẹ cho bé ăn đa dạng các loại thực phẩm, bé sẽ có thể tiếp tục thói quen ăn như vậy khi lớn lên.
Việc được ăn đa dạng các loại thực phẩm khi lớn lên cũng có thể phụ thuộc vào việc mẹ cho trẻ bú trong bao lâu. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng các hương vị khác nhau trong sữa mẹ có thể tác động tích cực đến vị giác của trẻ và làm cho bé cởi mở hơn với việc ăn đa dạng các loại thực phẩm khi lớn lên.
Hơn hết, nếu mẹ cho bé thử ăn nhiều loại thực phẩm với các hương vị khác nhau, bé có thể có ăn tất cả các loại thực phẩm này một cách dễ dàng trong tương lai. Nguyên nhân cho hiện tượng này là bởi vì bé có xu hướng thích các loại thực phẩm mà bé đã quen thuộc khi còn nhỏ.
Khi cho bé ăn dặm lần đầu tiên, bạn hãy chọn trái cây hoặc rau xay nhuyễn. Sau đó dần dần cho bé ăn những hương vị mới.
Mẹ nên cho trẻ khám phá thực phẩm theo cách của riêng mình. Lần nếm thử đầu tiên có thể chỉ là sự thăm dò thức ăn bằng lưỡi, và rồi trẻ sẽ nhả thức ăn ra ngoài. Mẹ nên khuyến khích và hỗ trợ trẻ quen với những hương vị khác nhau và cảm thấy tự tin trong việc thử những món ăn mới.
Đồng thời tránh các loại thực phẩm chế biến và không thêm muối hoặc đường vào thức ăn trẻ, bởi thời kỳ này thận của trẻ vẫn còn rất non nớt nên không thể hấp thụ được quá nhiều muối, trong khi đó ăn nhiều đường có thể sẽ khiến bé sớm bị sâu răng.
Vậy mẹ cần lưu ý điều gì khi lựa chọn thực phẩm/ thực phẩm hữu cơ hỗ trợ phát triển vị giác cho trẻ?
Cùng với xu hướng sống xanh, các mẹ hiện đại quan tâm đến dinh dưỡng lành sạch và giàu chất dinh dưỡng trong những bữa ăn của con, đặc biệt là trong giai đoạn khởi đầu ăn dặm khi hệ tiêu hóa của con vẫn còn non nớt. Và mẹ tin rằng, nguồn dưỡng chất từ tự nhiên sẽ giúp bé hấp thu tốt nguồn dưỡng chất an lành, khởi đầu quá trình lớn khôn khỏe mạnh. Do vậy, thực phẩm organic được nhiều mẹ ưu tiên lựa chọn khi chế biến món ăn cho con với sự an toàn về chất lượng và hàm lượng dinh dưỡng
Mặt khác, thực phẩm organic được đánh giá là có hàm lượng dinh dưỡng vượt trội hơn so với thực phẩm thông thường. Cụ thể, theo một phân tích tổng hợp trên tạp chí Dinh dưỡng Anh dựa trên số liệu của hơn 67 nghiên cứu về giá trị dinh dưỡng của thực phẩm organic và thực phẩm thông thường, hàm lượng chất béo trong thực phẩm organic cao hơn tới 47%. Và rau củ, trái cây organic chứa nồng độ chất chống oxy hóa cao hơn từ 19 – 69% so với thực phẩm thông thường.
Thực phẩm organic được nhiều mẹ ưu tiên lựa chọn khi chế biến món ăn cho con với sự an toàn về chất lượng và hàm lượng dinh dưỡng.
Lưu ý khi chọn thực phẩm hữu cơ cho bé:
- Là những thực phẩm hưu cơ đã được các cơ quan quản lý y tế, thực phẩm công nhận và cấp giấy chứng nhận là thực phẩm hữu cơ,
- Được sản xuất bởi các công ty thực phẩm có uy tín,
- Sản phẩm hữu cơ sản xuất sản phẩm các thực phẩm ăn dặm cho bé từ các lại rau quả thông dụng, quen thuộc với vị giác của bé như: táo, chuối, cà rốt, quả Việt Quất, gạo… như vậy dễ được bé chấp nhận và thích ăn.
- Bên cạnh đó các sản phẩm bánh ăn dặm cho bé được sản xuất từ thực phẩm hữu cơ không cho thêm phẩm mầu, và có đặc điểm là tan nhanh trong miệng bé sẽ không gây nghẹn, an toàn cho bé.
Xin cảm ơn bác sĩ về những chia sẻ hữu ích này
Hiểu được rằng lựa chọn thực phẩm ăn dặm chất lượng và an toàn để mang đến những điều tốt đẹp nhất cho con luôn là ưu tiên hàng đầu của mẹ, Gerber ra mắt sản phẩm Bánh gạo ăn dặm Gerber Organic – giúp bổ sung thêm lựa chọn cho mẹ trong danh mục thực phẩm dành riêng cho trẻ nhỏ của Gerber. Với bề dày 90 năm kinh nghiệm trong ngành thực phẩm trẻ nhỏ, Gerber đã liên tục hỗ trợ mẹ trong quá trình nuôi con phát triển toàn diện với các sản phảm chất lượng, an toàn. Bánh gạo ăn dặm Gerber Organic không chỉ đạt chuẩn hữu cơ gắt gao của Bộ Nông Nghiệp Hoa Kỳ (USDA), mà còn đáp ứng cả Tiêu chuẩn Gerber Organic dành cho trẻ nhỏ và Bộ quản lý chất lượng Nestlé. Do đó, bánh gạo ăn dặm Gerber Organic với nguồn gốc tự nhiên, được nuôi trồng và thu hoạch theo mô hình organic, đảm bảo các tiêu chuẩn chất lượng và an toàn dành cho bé trong giai đoạn ăn dặm từ 6 – 8 tháng tuổi. |