Mẹ hãy chú ý quan sát những cảm xúc và hành động của con để biết cách điều chỉnh sao cho phù hợp nhé!
Dấu hiệu 1: Bé thể hiện nhiều cảm xúc trước mặt mẹ
Đa số những người làm cha mẹ đều tỏ ra rất khó xử khi bé bỗng trở nên “cáu kỉnh”. Nhưng thực ra, mỗi người một tính, chỉ là có thể hiện ra hay không mà thôi. Thế nên, các mẹ đừng vội lo lắng khi con trẻ tỏ ra khó chịu với mọi người nhé!
Bé chỉ bộc lộ những cảm xúc như cáu giận, hờn dỗi... với những người thân thiết, đặc biệt là cha mẹ - những người cho bé cảm giác an toàn. Thế nên, cha mẹ hãy là những người bạn để giúp bé bộc lộ những cảm xúc thật với mọi người nhé!
Dấu hiệu 2: Bé tìm đến mẹ ngay khi gặp vấn đề
Mẹ nghĩ bé có tin tưởng vào bố mẹ khi gặp vấn đề không? Bé thường đánh giá phản ứng của cha mẹ khi gặp vấn đề, dự đoán những hậu quả có thể xảy ra,... Tất cả những điều đó sẽ giúp bé đưa ra những quyết định rằng sẽ giải quyết sự việc thế nào.
Mẹ hãy nhớ rằng: “Chỉ khi bé biết rằng mình được giúp đỡ, bé mới tìm đến bố mẹ. Nếu ngược lại, với sự việc tương tự, bố mẹ đổ lỗi, đùn đẩy trách nhiệm cho bé thì dù có phải chịu tổn thương, bé cũng không nói với bố mẹ.”
Dấu hiệu 3: Bé có thể nói về suy nghĩ của bố mẹ
Đừng quá nghiêm khắc với trẻ, hãy tỏ ra bố mẹ như những người bạn thân thiết nhất để bé có thể chia sẻ mọi thứ. Hãy để trẻ cảm thấy thoải mái khi nói với bố mẹ những ý tưởng của mình.
Bên cạnh đó, bé có thể cảm nhận và nắm bắt chính xác những thay đổi tâm lí của bố mẹ. Do vậy, đừng dùng những cảm xúc giả để đánh lừa bé. Điều này chỉ khiến bé không muốn mở lòng với chính bố mẹ của mình.
Dấu hiệu 4: Không “dán nhãn” những suy nghĩ của trẻ
Bố mẹ không nên áp đặt bé vào những suy nghĩ của người lớn. Những hành vi của trẻ không nên được đánh đồng với một sự việc nào đó. Nhiều đứa trẻ không thích ăn rau, không có nghĩa con của bạn cũng thế.
Những chiếc “nhãn dán” và những lời quy chụp không giúp trẻ phát triển tốt hơn mà chỉ khiến trẻ mặc cảm về những gì đã xảy ra.
Dấu hiệu 5: Khuyến khích bé làm những điều bé yêu thích
Hãy để trẻ làm những việc yêu thích, điều này sẽ giúp trẻ phát triển khả năng và rèn luyện tính kiên trì với mọi việc. Cha mẹ hãy tạo điều kiện, để bé bước ra khỏi “vòng an toàn” được định sẵn để thoải mái khám phá tài năng của mình.
Ngược lại, nếu cha mẹ ép bé học những thứ bé không thích sẽ tạo ra hiệu ứng tồi tệ. Bé sẽ cảm thấy sợ hãi khi làm cha mẹ thất vọng và luôn cảm thấy áp lực trong quá trình học tập ấy.
Dấu hiệu 6: Hãy đặt những quy tắc phù hợp cho bé
Cha mẹ là những người có trách nhiệm hướng dẫn hành vi của bé, giúp bé phân biệt đúng sai. Đừng áp đặt những lo lắng của mình lên trẻ. Hãy để bé tìm ra quy tắc của bản thân.
Giúp bé lập kế hoạch hợp lí trong lối sống như thời gian mỗi ngày, việc cần làm trong ngày... hay sử dụng ngôn ngữ hợp lí như biết chào hỏi, quan tâm người khác...
Dấu hiệu 7: Biết cách xin lỗi con
Mẹ gặp vấn đề trong việc bé không nghe theo những gì mẹ muốn? Đó không hẳn là lỗi của trẻ. Không phải lúc nào mẹ cũng đúng và bắt trẻ nghe theo.
Những cảm xúc quá mức như cáu giận, quát nạt... hay có bất cứ chuyện gì ngoài ý muốn xảy ra, cha mẹ hãy thừa nhận và bù đắp cho những sai lầm của mình. Hãy trò chuyện thay vì quát mắng, thay vì dùng đòn roi để dạy trẻ. Điều này sẽ chỉ khiến bé càng ngày càng sợ bố mẹ và khiến tình cảm với con ngày càng xa cách hơn.