Đáp án của bài toán tiểu học gây tranh cãi vì quá lắt léo học sinh.
Ở cấp bậc tiểu học, kiến thức môn toán thường chỉ ở mức cơ bản nên nhiều bậc bố mẹ tưởng chừng như rất đơn giản đối với con trẻ. Thế nhưng sự thật thì có các dạng bài khiến ngay cả phụ huynh cũng phải đau não vì độ khó, lắt léo của nó. Thậm chí còn gây ra nhiều tranh cãi vì đề bài không rõ ràng, thiếu logic làm cho quá trình tìm lời giải chính xác của trẻ rơi vào tình huống rắc rối.
Mới đây, một bài toán của cậu bé tiểu học được phụ huynh chia sẻ trên mạng xã hội để "trưng cầu" ý kiến của cộng đồng mạng đã gây nên nhiều quan điểm trái chiều. Cụ thể đề bài toán đưa ra là "Một cây gậy có 2 đầu, vậy 2 cây gậy có mấy đầu và 1/2 cây gậy có mấy đầu?"
Ở phần đầu, học sinh chỉ cần thực hiện phép tính nhân để cho ra kết quả bằng 4, tức là lấy 2 nhân 2 và từ đó kết luận rằng 2 cây gậy sẽ có tổng cộng 4 đầu. Tuy nhiên, ở phần thứ hai, khi đề bài hỏi về số đầu gậy của 1/2 cây gậy, nếu tiếp tục áp dụng phép nhân, lấy 1/2 nhân với 2 thì kết quả thu được là 1 đầu gậy.
Xét ở góc độ dạng phép toán thì rõ ràng học sinh đã làm đúng. Thế nhưng khi xét về mức độ suy luận logic và tính thực tế thì nhiều phụ huynh đều cho rằng, bài toán này có vấn đề bởi vì bất kỳ cây gậy nào cũng có 2 đầu, dù cho cây gậy đó có bị cắt chia thành mấy phần đi chăng nữa thì không thể có cây gậy nào mà chỉ có 1 đầu được. Do đó, bài toán này có thể chấp nhận được ở cả hai đáp án là 1 hoặc 2.
Chỉ một bài toán tiểu học ai nhìn vào cũng tưởng chừng rất dễ, nhưng lại gây ra không ít sự tranh cãi dữ dội giữa các bậc phụ huynh. Điều này chứng minh toán học ngày càng tạo ra vô số thách thức đối với các bạn nhỏ. Bởi nhiều trường hợp kết quả bài làm không chỉ có một, khiến cho học sinh khá hoang mang.
Vậy nên trong quá trình hướng dẫn và đồng hành cùng con, bố mẹ cần dạy trẻ khi làm toán chỉ cần con có thể suy nghĩ, lý luận một cách logic thì sẽ tìm ra được nhiều cách giải hay và cho ra đáp án đúng, phù hợp nhất với yêu cầu của đề bài.
Mẹo rèn con phát triển tư duy toán học
- Dạy con phân loại đồ vật
Hãy nhờ bé tách riêng những đồ vật theo nhóm hình dạng (hình vuông, hình tròn, hình tam giác,...) theo nhóm màu sắc (xanh, đỏ, vàng,...) hoặc theo nhóm công dụng....
- Đưa việc đếm vào trong mọi hoạt động hàng ngày
Khi dắt bé lên bậc cầu thang, mỗi bước đi, bố mẹ hãy đếm thật to số bậc để bé hình thành nhận thức về các con số. Tương tự, khi bé ăn trái cây, bố mẹ có thể cho bé cảm và đếm xem trên tay bé có bao nhiêu quả...
- Dạy bé các bài hát liên quan đến con số
Hãy chọn những bài hát vừa có số đếm vừa có những hiện tượng, con vật, đồ vật,... mà bé yêu thích để hát cùng bé khi đi ngủ hay lúc trò chuyện với con, bé sẽ dễ thuộc và nhớ bài hát lâu hơn.
- Dạy bé chia đồ vật
Mẹ hãy hướng dẫn rồi để bé tự chia bánh kẹo, đồ ăn hoặc bất kì vật dụng đơn giản nào đó cho mọi người. Sau mỗi lần chia, nếu vẫn còn dư kẹo bánh, đồ vật thì mẹ lại tiếp tục hướng dẫn bé chia thêm lần nữa cho đến khi hết thì thôi.
Ảnh minh hoạ
Các bước bố mẹ cần dạy trẻ khi giải một bài toán
- Đọc và hiểu đề bài: Đầu tiên, hãy giúp con đọc và hiểu đề bài một cách cẩn thận. Đảm bảo rằng con đã hiểu yêu cầu của bài toán và các thông tin cần thiết.
- Phân tích thông tin: Hướng dẫn con phân tích các thông tin đã cho trong bài toán. Giúp con nhận biết những yếu tố quan trọng và những mối quan hệ giữa chúng.
- Xác định phương pháp giải: Dựa trên phân tích thông tin, hãy hướng dẫn con xác định phương pháp giải bài toán. Có thể là sử dụng phép toán cộng, trừ, nhân, chia, hay các phương pháp khác như tìm quy luật, vẽ biểu đồ, hay sử dụng mô hình.
- Thực hiện tính toán: Hướng dẫn con thực hiện các phép tính toán theo phương pháp đã xác định. Đảm bảo con thực hiện các bước tính toán một cách chính xác, và tuân thủ theo quy tắc của từng phép toán.
- Kiểm tra kết quả: Sau khi con hoàn thành phép tính, hãy khuyến khích con kiểm tra lại kết quả bằng cách đọc lại đề bài và so sánh với kết quả mà con đã tính toán được. Điều này giúp con rèn kỹ năng tự kiểm tra và sửa lỗi nếu cần.
- Phân tích và diễn giải: Cuối cùng, hãy giúp con phân tích và diễn giải kết quả của bài toán. Điều này giúp con hiểu rõ hơn về ý nghĩa và ứng dụng của kết quả trong bối cảnh thực tế.