Cộng đồng mạng đều cho rằng là cô giáo sai chứ không phải học sinh sai.
Từ khi bước vào độ tuổi tiểu học, trẻ đã bắt đầu thử thách với nhiều bộ môn khác nhau, trong đó toán học là một môn học được đa số các bậc bố mẹ quan tâm, đầu tư giáo dục cho con. Khác với những bài toán cộng trừ đơn giản, ngày nay nhiều dạng toán đánh đố được áp dụng để giúp các bạn nhỏ vận dụng tư duy, suy luận logic một cách linh hoạt hơn.
Khi giải các bài toán này, không ít học sinh sẽ mắc phải sai lầm, thế nhưng điều này càng tai hại hơn khi chính giáo viên, người trực tiếp giảng dạy cho trẻ cũng mắc phải lỗi hệ trọng trong quá trình hướng dẫn, từ đó đưa đến những kết quả, chất lượng đào tạo không đạt chuẩn khiến nhiều phụ huynh lo lắng.
Cô giáo gạch sai bài giải của học sinh và sửa lại.
Đơn cử như trường hợp gần đây đã gây nên làn sóng tranh cãi gay gắt của cộng đồng mạng, đặc biệt là các ông bố bà mẹ. Cụ thể một mẹ Việt chia sẻ rằng, khi cô giáo đưa ra một bài toán đơn giản yêu cầu học sinh thực hiện, đề bài toán là: "Sau khi Nam cho Bắc 5 cái kẹo thì Bắc có 18 cái kẹo. Hỏi lúc đầu Bắc có bao nhiêu cái kẹo?"
Nhận được nhiệm vụ, con trai cô ấy đã nghiêm túc giải bài. Ở phần tóm tắt, con trai chị đã liệt kê những dữ kiện trên đề bài và ai nhìn vào cũng có thể nhận thấy cậu bé thực sự hiểu đề toán và đang đi đúng hướng. Sau đó, để đưa ra kết quả cuối cùng, nhóc tỳ đã thực hiện phép tính lấy tổng số kẹo mà Bắc đang có là 18, trừ đi số kẹo mà Bắc được Nam cho là 5 cái kẹo. Từ đó suy luận ra, ban đầu Bắc có: 18-5=13 cái kẹo.
Mẹ Việt xem qua cách giải và đáp án con trai đưa ra liền biết con đã làm đúng. Những tưởng đây là một bài toán tiểu học hết sức đơn giản, tuy nhiên sau khi nộp bài thì con trai chị bị cô giáo gạch sai. Đáp án đúng mà cô giáo sửa lại là 23 cái kẹo sau khi thực hiện phép toán cộng: 18+5=23.
Mẹ Việt bức xúc không hiểu con trai mình sai chỗ nào, và cho rằng người sai là cô giáo nên đã lập tức đăng bài lên trang cá nhân để hỏi ý kiến cộng đồng mạng. Không ngoài dự đoán, lời giải của cô giáo đã vấp phải sự tranh cãi và phản đối gay gắt từ cộng đồng mạng. Đa số đều nhận xét lỗi sai thuộc về giáo viên, vì có sự nhầm lẫn trong khi đọc đề bài.
Đáp án của cô giáo gây tranh cãi dữ dội.
Ở bài toán này, học sinh thực hiện phép tính trừ là đúng, chứ không thể nào sử dụng phép cộng được. Nhiều bậc phụ huynh cảm thấy vô cùng bức xúc khi cô giáo dạy học trò nhưng lại thiếu chuyên môn, để rồi dẫn đến sự nhầm lẫn tai hại như thế. Trong khi đó, đây lại là một bài toán ở mức độ đơn giản, dễ làm chứ không đánh đố hay mẹo gây khó khăn cho học sinh.
Trên thực tế, tình huống thầy cô có sự nhầm lẫn trong quá trình dạy học không hiếm gặp. Tuy nhiên điều quan trọng là bố mẹ cần trang bị cho trẻ những kỹ năng cần thiết để con nắm vững và áp dụng vào việc giải bài tập. Đối với toán học, đọc kỹ đề bài rồi hiểu và phân tích để tìm hướng giải phù hợp là những bước mang tính quyết định đến kết quả cuối cùng. Chính vì như thế mà bố mẹ cần dạy con sớm kỹ năng này.
Một số lưu ý bố mẹ cần nhắc nhở trẻ trước khi giải một bài toán
- Đọc câu hỏi là bước đầu tiên để trau dồi thói quen xem xét câu hỏi nghiêm túc
Việc rèn luyện cho học sinh thói quen xem lại câu hỏi là một nhiệm vụ lâu dài, đòi hỏi sự chung sức của phụ huynh và thầy cô. Trong quá trình dạy và học, phụ huynh có thể dùng ngón tay để đọc câu hỏi cùng con, nói chậm để đảm bảo con hiểu rõ câu hỏi, nếu con chưa hiểu thì đọc lại 2-3 lần.
Ưu điểm: thu hút sự chú ý, đồng thời củng cố khả năng đọc văn bản của trẻ. Học sinh tiểu học có khả năng nhận biết và ghi nhớ rất tốt. Nếu cha mẹ thường xuyên học, và đọc cùng con cũng có thể giúp con mở rộng đa dạng nhiều kiến thức khác nhau.
- Rèn luyện thói quen đọc hiểu
Ưu điểm của việc này là có thể nâng cao hơn nữa sự hiểu biết và ấn tượng của trẻ về nhiều đề tài khác nhau. Vì hành động và suy nghĩ có mối liên hệ chặt chẽ nên việc đọc tốt chủ đề tương đương với đọc truyện.
Vậy nếu gấp đôi sợi dây dài 10cm thì mỗi đoạn dài bao nhiêu cm? Lúc này, bạn nên để trẻ tự làm, tự mình vạch ra độ dài của từng nửa gấp khúc, khi trẻ hiểu rõ ràng thì bố mẹ nên khen ngợi động viên trẻ.
- Đánh dấu các điểm chính và phụ trong khi đọc
Các câu hỏi ứng dụng Toán học thường có nhiều nội dung và cung cấp nhiều thông tin. Do đó, các em bắt buộc phải rút ra các điểm chính khi làm bài. Đồng thời, lọc ra những thông tin quan trọng, điều này giúp các em nắm bắt chính xác yêu cầu của câu hỏi cũng như hướng giải quyết.
Việc trau dồi những thói quen này không phải "ngày một ngày hai”, mà cần phải được trau dồi trong một thời gian dài. Vì vậy, hãy đồng hành và khuyến khích con bạn nhiều hơn để chúng có được những thói quen tốt, có lợi cho việc cải thiện khả năng tiếp nhận thông tin cũng như chất lượng tổng thể của trẻ.
Làm thế nào bố mẹ giúp con hứng thú với toán học?
Để trẻ có hứng thú học môn toán, bố mẹ cần phải định vị nhận thức của con để xây dựng lộ trình phù hợp. Bố mẹ lên lộ trình phải phụ thuộc vào năng lực của trẻ và cũng không nên dạy quá nhiều cho con. Nếu con có năng lực tư duy toán, phụ huynh cản khuyến khích, còn con kém, các kỹ năng chưa tốt, bố mẹ nên rèn luyện dần.
Bố mẹ cũng không nên đánh đồng chung, so sánh con với các bạn vì mỗi đứa trẻ khác nhau và đứa trẻ tiềm năng là khi lớn lên mà nên phân bổ, sắp xếp thời gian biểu phù hợp cho con, giúp trẻ kích thích, hứng thú tiếp nhận kiến thức.
Để tạo hứng thú học toán ở nhà cho con, bố mẹ có thể kể những câu chuyện phủ hợp lứa tuổi và có cơ chế cho từng trẻ, khuyến khích chúng khám phá nhằm tạo hứng thú, phát triển hết tư duy.
Đồng thời, bố mẹ hãy để con tự lực, tự chơi và tự giải quyết trong môi trường an toàn. Tính sáng tạo sẽ giúp con biết cách giải quyết.
Cụ thể, cha mẹ nên:
- Kết hợp toán học trong cuộc sống hàng ngày bằng cách thường xuyên tập cộng trừ với con, sau đó con sẽ bắt đầu tiếp thu và tự đếm theo.
Ngoài ra có thể dạy con nhận dạng số: Đối với một đứa trẻ nhỏ hơn, hãy thử một câu đố về số hoặc chơi nhảy lò cò. Đối với một đứa trẻ lớn hơn, hãy thử số xe buýt tại một trạm xe buýt hoặc số nhà trên một ngôi nhà. Khi trẻ trở nên tốt hơn trong việc nhận biết số, hãy thử số điện thoại hoặc biển số xe.
Nên áp dụng việc học toán cùng bé trong khi đi siêu thị mua bán, tính toán nguyên liệu làm bếp hay phân chia lô cây trồng trong nhà... để bé hiểu toán học được áp dụng mọi lúc mọi nơi trong cuộc sống.
- Ngồi xuống học nghiêm túc: viết số bằng tay (có thể để bé viết trên giấy, trên đất, trên cát hoặc trên mặt bàn – nơi nào mà trẻ có hứng thú); học trên mạng internet (chắc chắn bé sẽ thích thú hơn là việc học trên giấy nhàm chán).