Trẻ bị tiêu chảy nên ăn gì và uống gì nhanh khỏi bệnh?

Ngày 20/03/2020 17:30 PM (GMT+7)

Trẻ bị tiêu chảy đường tiêu hóa sẽ nhạy cảm, yếu hơn. Do đó bố mẹ cần lưu ý, cẩn trọng trong chế độ dinh dưỡng cho bé, ăn gì, uống gì tốt và nên tránh thực phẩm nào để bé hết tiêu chảy, mau hồi lại sức.

1. Nguyên nhân trẻ bị tiêu chảy

- Bé bị nhiễm rotavirus nguyên nhân hàng đầu gây tiêu chảy ở trẻ em.

- Nhiễm trùng đường ruột do vi khuẩn, ký sinh trùng xâm nhập vào đường ruột.

- Bé ăn phải thực phẩm ôi thiu, không đảm bảo vệ sinh, không sạch.

- Bé bị suy dinh dưỡng.

- Dị ứng, ngộ độc thức ăn.

- Uống nhiều nước ép trái cây, nước ngọt.

- Bé bị suy giảm hệ miễn dịch sau mắc bệnh sởi

- Do thói quen ăn uống không đúng cách, mẹ không vệ sinh sạch sẽ tay chân, thực phẩm trước khi chế biến đồ ăn cho bé.

Đối tượng dễ bị tiêu chảy: Trẻ từ 6 - 11 tháng tuổi (Trẻ bắt đầu ăn dặm).

Thời gian trẻ dễ bị tiêu chảy: Mùa khô lạnh là điều kiện thuận lợi để rotavirus hình thành và gây bệnh.

Trẻ bị tiêu chảy nên ăn gì và uống gì nhanh khỏi bệnh? - 1

Nhiễm trùng là nguyên nhân chủ yếu khiến trẻ bị tiêu chảy (Ảnh internet)

2. Trẻ bị tiêu chảy nên cho ăn gì?

Với những bé bị đi ngoài nhiều lần, phân lỏng mẹ cần lưu ý trong chế độ ăn của bé. Kết hợp với việc điều trị cho bé, mẹ nên cho bé ăn các thực phẩm tốt cho đường ruột, trẻ bị tiêu chảy.

Gạo trắng

Gạo trắng là thực phẩm dễ tiêu hóa, nó đặc biệt tốt cho trẻ bị tiêu chảy. Gạo giúp làm sẽ, cứng phân hơn, giảm tình trạng phân lỏng, đi ngoài nhiều ở trẻ. Ngoài ra, gạo còn giúp kích thích sự phát triển của các vi khuẩn có lợi cho nhu động ruột. 

Mẹ có thể nấu bột gạo cho bé ăn dặm hoặc cho bé ăn bánh làm từ bột gạo trắng khi con bị đi ngoài.

Cà rốt

Pectin trong cà rốt có tác dụng làm thư giãn các cơ co bóp đường ruột, các vi khuẩn lợi khuẩn phát triển tốt hơn và pectin có khả năng thấm hút chất nhầy, cặn bã, tiêu diệt những vi khuẩn gây hại trong đường ruột, giảm tiêu chảy ở trẻ.

Ngoài ra, cà rốt chứa nhiều vitamin, kali giúp bù đắp chất điện giải, giúp trẻ hồi phục sức khỏe nhanh hơn.

Sữa chua

Sữa chua là thực phẩm chữa tiêu chảy ở trẻ em hiệu quả, tốt cho đường ruột. Các lợi khuẩn probiotic có trong sữa chua giúp bao tử dễ chịu hơn, tiêu diệt những vi khuẩn gây hại cho đường ruột. 

Mẹ có thể cho bé ăn sữa chua trực tiếp hoặc ăn kèm với trái cây. Tuy nhiên, với trẻ bị tiêu chảy cấp nặng mẹ nên hạn chế cho bé ăn sữa chua.

Trẻ bị tiêu chảy nên ăn gì và uống gì nhanh khỏi bệnh? - 2

Sữa chua chứa nhiều lợi khuẩn tốt cho hệ tiêu hóa (Ảnh internet)

Bánh mì nướng

Tinh bột có trong bánh mì giúp làm chậm quá trình tiêu hóa của dạ dày, giảm tình trạng phân lỏng, bé đi ngoài nhiều lần. Ngoài ra hàm lượng carbohydrat trong bánh mì cao giúp bổ sung các năng lượng cần thiết cho cơ thể.

Táo

Chất xơ hòa tan pectin trong táo rất dễ tiêu hóa, giảm bớt các triệu chứng tiêu chảy ở trẻ. Ngoài ra, táo chứa lượng đường tự nhiên, nước tốt giúp bổ sung, bù đắp lượng đường, nước cơ thể thiếu hụt do tiêu chảy.

Chuối

Lượng kali trong chuối lớn, giúp bù chất điện giải cơ thể đang thiếu. Chuối có đặc tính mềm, dễ tiêu hóa nên có khả năng làm dịu bao tử ngay, hạn chế tình trạng sôi bụng, khó chịu bụng, đi ngoài nhiều.

Quả ổi

Với những trẻ trên 1 tuổi, mẹ có thể cho bé ăn ổi để chữa tiêu chảy. Hàm lượng tanin trong ổi cao giúp giảm phân lỏng, tiêu chảy ở bé. Ổi xanh có tác dụng giải các chất độc gây tiêu chảy. 

Hồng xiêm

Hồng xiêm xanh chứa nhiều tanin - chất chữa bệnh tiêu chảy rất hiệu quả. Hồng xiêm làm giảm nhanh tình trạng trẻ bị tiêu chảy cấp phân lỏng, đi nhiều lần, giúp phân se, cứng hơn. Tuy nhiên hồng xiêm xanh rất chát, khó ăn. 

Mẹ có thể cho bé ăn kèm với các loại đồ ăn khác để bé dễ ăn hơn hoặc sắc với nước cho bé uống.

Trẻ bị tiêu chảy nên ăn gì và uống gì nhanh khỏi bệnh? - 3

Hồng xiêm xanh chứa nhiều tanin chữa bệnh tiêu chảy hiệu quả (Ảnh internet)

Việt quất

Các chất anthocyanin trong việt quất có tác dụng chống oxy hóa, loại bỏ các vi khuẩn có hại đang hoạt động trong bao tử. Loại quả này có tác dụng làm se, giảm tình trạng viêm bao tử và kết dính các tế bào trong thành ruột, hạn chế sự bài tiết các chất lỏng và chất nhầy trong ruột. Lượng chất xơ hòa tan trong việt quất giúp quá trình tiêu hóa trở nên dễ dàng hơn. 

Mẹ có thể cho bé ăn việt quất trực tiếp, hoặc làm sinh tố, ăn kèm với sữa chua đều được. 

Cháo/súp 

Trẻ bị tiêu chảy nên ăn cháo gì tốt, giảm tình trạng đi ngoài nhiều thì mẹ có thể cho bé ăn các loại cháo/ súp thịt gà, thịt heo, cháo thịt hầm xương… Các món ăn mềm, lỏng này dễ bé dễ ăn, dễ tiêu hóa, tốt cho đường ruột hơn. 

3. Trẻ bị tiêu chảy uống gì?

Cho trẻ uống nước/ bú sữa mẹ

Trẻ bị tiêu chảy bị mất nước nhiều, khiến bé luôn mệt mỏi, uể oải… Thời điểm này mẹ nên bổ sung nước cho bé đầy đủ cho bé.

Với trẻ sơ sinh bú hoàn toàn bằng sữa mẹ, mẹ nên cho bé bú nhiều hơn, chia nhỏ thành nhiều cữ bú.

Với trẻ đã ăn dặm, trên 6 tháng tuổi mẹ cho con uống Oresol hoặc pha nước bột gạo rang, nước cam pha chút muối đường cho bé uống. 

Nếu trẻ bị tiêu chảy và nôn trớ mẹ nên cho bé uống các dung dịch từng chút một và tăng dần liều lượng và số lần lên, không cho trẻ uống hết nước một lúc.

Nước gừng

Gừng có tác dụng kích thích nhu động ruột và giúp thức ăn được tiêu hóa dễ hơn, không gây co thắt quá mức, chống đầy hơi, buồn nôn, tiêu chảy ở trẻ.

Mẹ có thể pha nước gừng tươi cho trẻ uống sau khi ăn. Nước gừng mẹ chỉ nên dùng cho bé trên 6 tháng tuổi thôi nhé.

Trẻ bị tiêu chảy nên ăn gì và uống gì nhanh khỏi bệnh? - 4

Trẻ bị tiêu chảy có thể uống nước gừng (Ảnh internet)

Nước chanh

Chanh chứa nhiều vitamin C và axit citric có tác dụng kháng khuẩn cao. Vitamin C có trong chanh giúp tăng cường hệ miễn dịch cho bé. 

Trẻ bị tiêu chảy cấp uống nước chanh không đường sẽ giúp đẩy lùi, tiêu diệt được các vi khuẩn, virus, ký sinh trùng ra ngoài. Nước chanh cũng giúp bù chất điện giải, nước, năng lượng cho cơ thể.

Mẹ có thể cho một chút muối hạt vào nước chanh để bé dễ uống hơn, hết tiêu chảy, đầy bụng.

Nước gạo rang

Sử dụng nước gạo rang trị tiêu chảy cho trẻ là cách đơn giản, hiệu quả nhất. Gạo rang có tác dụng làm sạch vi khuẩn có hại ở đường ruột, làm se cứng phân, giảm tình trạng đi ngoài nhiều phân lỏng ở trẻ.

Ngoài ra, nước gạo rang giúp bù chất điện giải, bổ sung dinh dưỡng, khoáng chất cho cơ thể, giải độc. 

Lưu ý: Mẹ nên dùng nấu nước gạo rang bằng gạo trắng không nên sử dụng gạo lứt nấu.

Nước cháo muối

Trẻ bị tiêu chảy cấp mẹ hạn chế cho bé ăn các thực phẩm, đồ uống chứa nhiều đường. Tốt nhất, mẹ nên cho bé uống nước cháo loãng thêm một chút muối. Loại nước này giúp cung cấp chất điện giải, khoáng chất, dưỡng chất cho bé. giúp tăng cường sức đề kháng, bé mau hồi phục sức khỏe hơn. 

Trẻ bị tiêu chảy nên ăn gì và uống gì nhanh khỏi bệnh? - 5

Nước cháo muối giúp bổ sung chất điện giải, dưỡng chất cho bé bị tiêu chảy (Ảnh internet)

4. Những thực phẩm trẻ bị tiêu chảy nên tránh

Khi bé bị tiêu chảy mẹ nên tránh cho bé ăn, uống những thực phẩm cấm kỵ, khắc tinh khiến bệnh trẻ bị tiêu chảy kéo dài, khó điều trị.

Bí đỏ

Bí đỏ là thực phẩm khắc tinh của bệnh tiêu chảy, khiến tình trạng đi ngoài nhiều hơn, phân lỏng, trẻ mệt mỏi, buồn nôn và ói kéo dài. 

Do đó, trẻ bị tiêu chảy có nên ăn bí đỏ không thì các mẹ nên tránh thực phẩm này ra để con nhanh khỏi bệnh.

Sữa công thức, sữa bò

2 loại sữa này rất dễ gây tiêu chảy cho trẻ nhỏ. Lượng đường trong sữa công thức khiến tình trạng tiêu chảy của bé nặng hơn, và các protein trong sữa khiến bé khó tiêu, đầy bụng, khó chịu.

Trẻ bị tiêu chảy nên uống sữa gì tốt, không gây bệnh nặng mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ để con uống sữa tốt, phù hợp nhất với tình trạng bệnh.

Nước ép trái cây

Lượng đường trong các loại trái cây có thể khiến bụng bé khó chịu, tình trạng đi ngoài nặng hơn. Mẹ nên tránh sử dụng các loại nước ép như: Đào, lê, dưa hấu, bưởi…

Hải sản

Các loại hải sản như tôm, cua, cá… có chứa các protein gây kích ứng, dị ứng và gây đau bụng, nôn trớ cho trẻ. Hơn nữa, hải sản có các lớp nhầy ở mặt, có mùi tanh dễ hấp dẫn, tạo điều kiện tốt để các vi khuẩn đường ruột shigella, salmonella xuất hiện gây tiêu chảy, tiêu chảy cấp ở trẻ.

Trẻ bị tiêu chảy nên ăn gì và uống gì nhanh khỏi bệnh? - 6

Bé đi ngoài nhiều, phân lỏng không nên ăn hải sản (Ảnh internet)

Thực phẩm giàu chất xơ

Những thực phẩm giàu tinh chất xơ như: Gạo lứt, ngô, các loại đậu nguyên hạt, bí đỏ, rau sống… sẽ khiến bé khó tiêu hóa, đầy bụng và làm bé đi ngoài nhiều hơn. 

Nước ngọt có ga

Các loại nước ngọt có ga là đồ uống mẹ tuyệt đối không nên cho trẻ uống khi bé bị tiêu chảy. Loại nước này chứa lượng lớn khiến trẻ bị tiêu chảy kéo dài, nặng hơn, khó điều trị.

5. Những lưu ý trong chế độ dinh dưỡng cho trẻ bị tiêu chảy

Trẻ bị tiêu chảy mẹ nên lưu ý trong chế độ dinh dưỡng để đảm bảo con hết tiêu chảy, hồi phục sức khỏe nhanh. 

- Vệ sinh sạch sẽ tay trước khi chế biến thực phẩm, đồ ăn cho con.

- Các thực phẩm phải nấu chín, mềm, nhừ giúp trẻ dễ ăn, dễ tiêu hóa.

- Ngâm các loại trái cây, rau củ với nước muối trước khi chế biến.

- Sắp xếp giờ ăn hợp lý cho bé, không ép bé ăn no, ăn nhiều.

- Khi tình trạng tiêu chảy bé thuyên giảm, mẹ chuyển dần từ thức ăn lỏng sang thức ăn đặc như các loại ngũ cốc, khoai lang nghiền…

- Mẹ tránh cho bé ăn những thực phẩm khó hấp thụ, gây đầy bụng, nhiều chất xơ như: Phô mai, thịt mỡ, trứng, sữa, các loại rau nhiều chất xơ…

Trẻ bị tiêu chảy uống thuốc gì bé hết tiêu chảy nhanh mẹ nên căn cứ vào tình trạng bệnh của con có sốt, sốt cao hay không? Tốt nhất, mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc chữa tiêu chảy cho con. Để chăm con tốt nhất, mẹ nên lưu ý về chế độ dinh dưỡng cho trẻ ăn gì và không nên ăn gì để con tự hết tiêu chảy, khỏe mạnh.

Bé 8 tháng đi ngoài nhiều lần trong ngày có nguy hiểm không?
Bé 8 tháng đi ngoài nhiều lần trong ngày, phân lỏng hơn, nhiều nước hơn bình thường thì mẹ nên nghĩ ngay tới khả năng bé đang bị tiêu chảy. Phát hiện...

Tâm
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Tiêu chảy