Trẻ mọc răng hàm là một sự kiện quan trọng với trẻ nên được nhiều bậc cha mẹ quan tâm, lo lắng.
1. Răng hàm là gì?
Răng hàm là chiếc răng giúp bé nghiền nát thức ăn một cách tốt nhất trước khi thức ăn đi xuống bộ máy tiêu hóa để cơ thể hấp thu các chất dinh dưỡng. Do đó, răng hàm là nhóm răng rất quan trọng của cả hàm răng.
2. Khi nào trẻ mọc răng hàm?
Thời điểm bé mọc răng nào trước có sự khác biệt ở mỗi trẻ, tùy vào tình trạng sức khỏe nói chung cũng như việc bổ sung canxi của mẹ trong quá trình mang thai trước đó.
Thông thường, từ 4-6 tháng tuổi, trẻ sơ sinh sẽ bắt đầu nhú chiếc răng đầu tiên. Trẻ 12 tháng sẽ có khoảng 6 chiếc răng. Đến khi 2 tuổi, bé sẽ có đủ 20 chiếc răng chia đều hàm trên và dưới.
Lịch mọc răng của các bé.
Riêng với răng hàm, nhiều mẹ thắc mắc không biết “trẻ mọc răng hàm nào trước”. Thông thường trẻ mọc răng hàm trên trước trong khoảng thời gian từ 13 tháng - 19 tháng. Nếu mẹ lo ngại trẻ mọc răng hàm dưới trước có sao không thì câu trả lời là không có gì phải lo lắng mẹ nhé! Vì chiếc răng hàm dưới đầu tiên của bé có thể xuất hiện khi bé 14 tháng - 18 tháng.
Chiếc răng hàm thứ 2 có thể sẽ nhú lên khi bé 25 - 33 tháng tuổi đối với hàm trên và 23 - 31 tháng tuổi đối với răng hàm dưới.
Những chiếc răng hàm này của bé là răng hàm sữa, chúng sẽ tồn tại đến khi bé 5-6 tuổi. Và khi trẻ 5 tuổi mọc răng hàm thì đây chính là răng vĩnh viễn, đi theo trẻ suốt cuộc đời.
3. Dấu hiệu trẻ mọc răng hàm
Trẻ mọc răng hàm sẽ có nhiều biểu hiện khó chịu khiến cha mẹ vô cùng lo lắng. Dưới đây là những dấu hiệu trẻ mọc răng hàm lần đầu các mẹ cần lưu ý:
- Trẻ bị sốt:
Đây là dấu hiệu trẻ mọc răng hàm điển hình thường gặp ở các bé. Các bác sĩ nha khoa giải thích rằng, thời điểm trẻ mọc răng hàm trùng với thời gian trẻ bắt đầu thôi nhận được khả năng miễn dịch từ người mẹ. Lúc này, mẹ cần phân biệt giữa trẻ sốt mọc răng và trẻ sốt do bệnh. Các mẹ thường đặt câu hỏi “trẻ mọc răng hàm có sốt cao không” hoặc “trẻ mọc răng hàm sốt mấy ngày”... thì câu trả lời là bé thường sốt ở nhiệt độ 38-39 độ C trong khoảng 1 ngày đêm, sau đó cơn sốt sẽ biến mất hoàn toàn.
- Chảy nước dãi:
Trẻ mọc răng hàm thường chảy rất nhiều nước dãi và mẹ phải lau chùi vùng miệng của trẻ thường xuyên khiến vùng da này ửng đỏ. Mẹ nên dùng yếm dãi và thay cho bé khi ướt.
Trước khi trước răng hàm đầu tiên nhú lên, mẹ sẽ thấy bé chảy nước dãi nhiều và thường xuyên. (Ảnh minh họa)
- Tiêu chảy:
Các bé sẽ có xu hướng đi ngoài phân lỏng 2-3 lần mỗi ngày do sự gia tăng lượng nước dãi.
- Ho:
Nếu bé bỗng xuất hiện các cơn ho nhưng không có biểu hiện sổ mũi, dị ứng thì chỉ đơn giản là bé ho do mọc răng hàm. Nguyên nhân là việc có nhiều nước dãi trong miệng khiến bé khó chịu và hay ho sặc.
- Hay nhai đồ:
Mẹ có thể thấy con có thể gặm nhai bất cứ thứ gì xung quanh trẻ. Những mầm răng đang nhú lên đâm qua nướu khiến bé phải nhai, cắn đồ cho bớt khó chịu.
- Chán ăn:
Trong thời kỳ trẻ mọc răng hàm, các bé sẽ phải chịu sự đau nhức, khó chịu do vậy con sẽ có hiện tượng chán ăn, thậm chí bỏ ăn. Các mẹ đừng quá lo lắng vì hiện tượng này sẽ biến mất khi con mọc răng ổn định.
- Khó ngủ:
Sự khó chịu khi răng nhú sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ, bé hay bị thức giấc dù là ban ngày hay ban đêm.
Những dấu hiệu trẻ mọc răng hàm cũng tương tự như dấu hiệu trẻ mọc răng lần đầu. Tuy nhiên các dấu hiệu này thường bắt đầu trước 4-5 ngày khi răng nhú lên và kéo dài trong 4-7 ngày, tùy mỗi bé. Điều cũng là thông tin giúp các mẹ trả lời được thắc mắc “trẻ mọc răng hàm trong bao lâu”.
4. Cách chăm sóc, giảm đau khi trẻ mọc răng hàm
Các mẹ cần đặc biệt quan tâm đến bé yêu trong thời kỳ bé mọc răng. (Ảnh minh họa)
- Tình trạng sốt, đau nhức khiến bé chán ăn là điều dễ hiểu, do vậy mẹ đứng quát mắng ép con phải ăn. Hãy chia nhỏ bữa ăn của con thành 6-8 bữa mỗi ngày, mỗi bữa con có thể ăn từng ít một.
- Cho bé ăn thức ăn đã hầm nhừ, băm nhuyễn để dễ nuốt. Có thể cho bé uống thêm các loại nước mát để giảm đau nướu răng, giúp trẻ dễ chịu hơn.
- Nếu trẻ sốt từ 38-38,5 độ, mẹ có thể dùng khăn ấm lau người cho trẻ. Chườm khăn tại nách, bẹn, trán cho trẻ. Cho trẻ mặc quần áo rộng rãi, ở trong phòng thoáng mát. Còn trẻ sốt trên 38,5 độ mẹ có thể tư vấn bác sĩ để cho con dùng thuốc hạ sốt phù hợp.
- Theo dõi tình trạng trẻ bị tiêu chảy hàng ngày. Nên tư vấn bác sĩ để sử dụng men tiêu hóa phù hợp nếu trẻ mọc răng hàm bị tiêu chảy.
- Vệ sinh răng miệng cho bé hàng ngày bằng cách lấy khăn mềm lau miệng và răng cho bé sau khi bé ăn 30-60 phút, tránh để bé bị nôn ọe khi mẹ đưa tay vào trong miệng trẻ.
- Giữ vệ sinh phòng trẻ, đặc biệt là các đồ vật vừa tầm với của trẻ cần được diệt khuẩn thường xuyên, do trẻ mọc răng hàm sẽ xu hướng nhai gặm mọi đồ vật.
- Chuẩn bị cho trẻ những đồ vật là từ chất liệu mềm, an toàn cho sức khỏe, hình dạng tròn để trẻ gặm nướu nhai khi mọc răng.
- Nếu trẻ có biểu hiện sốt quá cao, ngủ li bì, tiêu chảy, bỏ ăn kéo dài cần cho trẻ đến bệnh viện để thăm khám, chẩn đoán xem bé thực sự có mọc răng hàm hay mắc bệnh.
5. Thức ăn cho trẻ khi mọc răng
Dưới đây là một vài gợi ý về thức ăn cho trẻ khi mọc răng, mẹ có thể tham khảo:
- Nếu bé bú mẹ, cần tích cực cho bé bú trực tiếp hoặc mẹ vắt sữa và cho trẻ ti bình, đút thìa trực tiếp.
- Nếu trẻ đã ăn dặm và nhai được đồ ăn cần xay nhuyễn thực phẩm, nấu đồ ăn ở dạng mềm, dễ nuốt. Tốt nhất cho bé ăn các món có mùi gần giống với sữa.
Ngoài các món cháo, súp dạng lỏng dễ nuốt, rau củ luộc cắt dạng thanh dài giúp trẻ dễ cầm nắm và thỏa mãn cơn nghiện nhai cắn khi mọc răng. (Ảnh minh họa)
- Cho bé ăn thêm bánh ăn dặm để bổ sung chất dinh dưỡng vì khi trẻ mọc răng hàm bé có xu hướng muốn nhai cắn nhiều hơn.
- Mẹ có thể luộc rau củ quả nhưng không nên nhừ nát để giúp con cắn cho đỡ ngứa nướu, đồng thời bổ sung chất xơ.
- Bổ sung các loại đồ uống mát, giàu vitamin C để giảm tình trạng viêm lợi, đau nướu.