Đừng vội vứt răng sữa của con, chúng có thể cứu trẻ trong tương lai: Chuyên gia giải đáp

Hạ Mây - Ngày 08/06/2021 16:03 PM (GMT+7)

Nhiều nghiên cứu cho thấy răng sữa có khả năng chữa bệnh và cứu sống con người thông qua phương pháp lưu trữ tế bào gốc từ tủy răng.

Răng sữa ở hàm trên rụng để dưới chân giường, răng ở hàm dưới rụng ném lên nóc nhà chắc hẳn là câu chuyện quen thuộc mà nhiều cha mẹ dạy con mỗi khi bé thay răng hay quan niệm răng sữa rụng để răng trưởng thành mọc lên và chúng ta thường vứt nó đi vì không cần dùng đến nữa.

Thế nhưng các nghiên cứu khoa học đã chứng minh, ngay cả khi rụng, răng sữa vẫn có những công dụng tuyệt vời, thậm chí là khả năng cứu sống con trẻ thông qua việc lấy tế bào gốc từ tủy răng sữa.

Đừng vội vứt răng sữa của con, chúng có thể cứu trẻ trong tương lai: Chuyên gia giải đáp - 2

Mối quan hệ giữa tế bào gốc và tuỷ răng sữa

Các bậc phụ huynh chắc hẳn đã biết đến phương pháp chữa bệnh bằng tế bào gốc. Ngày nay, nhiều cha mẹ cũng áp dụng công nghệ lưu trữ tế bào gốc từ máu cuống rốn cho con khi trẻ vừa lọt lòng.

Tế bào gốc có khả năng cấy ghép để chữa một số bệnh hiểm nghèo như một số loại bệnh ung thư và các bệnh liên quan đến máu, như bệnh bạch cầu, ung thư hạch, u nguyên bào thần kinh và đa u tủy,... Lưu tế bào gốc chính là một dạng bảo hiểm sinh học cho sức khoẻ của trẻ.

Vào năm 2003, một nghiên cứu đã chứng minh trong răng sữa có khoảng 10-20 tế bào gốc có giá trị và có thể sống được 20 năm nếu lưu trữ đúng cách. Hơn thế nữa, tế bào gốc trong răng sữa là một trong những tế bào gốc mạnh nhất trong cơ thể người, vô cùng lý tưởng cho việc lưu trữ. Bởi lẽ chúng sinh sôi nhanh và ít bị ảnh hưởng từ môi trường như những tế bào gốc ở khu vực khác.

Đừng vội vứt răng sữa của con, chúng có thể cứu trẻ trong tương lai: Chuyên gia giải đáp - 3

Răng sữa là ứng cử viên sáng giá trong việc lưu trữ tế bào gốc.

Đừng vội vứt răng sữa của con, chúng có thể cứu trẻ trong tương lai: Chuyên gia giải đáp - 4

Ứng dụng lưu tế bào gốc từ tủy răng sữa

Trên thế giới phương pháp lưu tế bào gốc từ tủy răng sữa đã được triển khai. Vào năm 2012, Becca Graham là em bé đầu tiên lưu trữ tế bào gốc từ răng sữa khi mới 7 tuổi. Bố của Becca là một nha sĩ. Anh đã chủ động nhổ chiếc răng sữa sắp rụng của Becca, trích lấy tuỷ và gửi đi đông lạnh để lưu trữ. 

Quá trình lưu trữ tế bào gốc từ răng sữa được đánh giá là đơn giản và ít rủi ro. Để chiếc răng có thể sử dụng tốt trong việc lưu trữ tế bào gốc, nó cần được nhổ đi trước khi tự rụng, lý tưởng nhất vào giai đoạn răng bắt đầu lung lay. Các nghiên cứu chứng minh tế bào gốc từ tủy răng sữa có khả năng chữa các bệnh về răng, tim mạch bệnh thần kinh, cơ, xương,... 

Đừng vội vứt răng sữa của con, chúng có thể cứu trẻ trong tương lai: Chuyên gia giải đáp - 5

Các nghiên cứu chứng minh tế bào gốc từ tuỷ răng sữa có khả năng chữa các bệnh về răng, tim mạch bệnh thần kinh, cơ, xương,... 

Để giúp cha mẹ hiểu rõ hơn về mối liên hệ của răng sữa và tế bào gốc, Thạc sĩ Lương Phạm Hạnh Nguyên - Giảng viên ngành Răng Hàm Mặt - Khoa Y Đại học quốc gia Tp. HCM (người sáng lập ra website: luongphamhanhnguyen.com) đã cung cấp những thông tin chuyên ngành hữu ích về vấn đề này.

Đừng vội vứt răng sữa của con, chúng có thể cứu trẻ trong tương lai: Chuyên gia giải đáp - 6

TS.BS Lương Phạm Hạnh Nguyên - Giảng viên ngành Răng Hàm Mặt - Khoa Y Đại học quốc gia TPHCM.

Đừng vội vứt răng sữa của con, chúng có thể cứu trẻ trong tương lai: Chuyên gia giải đáp - 7

Vì sao cha mẹ không nên vứt răng sữa của trẻ?

Răng sữa còn gọi là răng trẻ em, răng tạm thời, là bộ răng đầu tiên trong quá trình phát triển ở người và động vật có vú. Răng sữa đóng vai trò quan trọng trong việc nhai, nói, thẩm mỹ của khuôn mặt và tạo chỗ cho răng vĩnh viễn mọc lên sau này. Việc răng sữa được bảo vệ tốt hay không sẽ ảnh hưởng đến tình trạng của răng vĩnh viễn mọc lên sau này.

Khi răng sữa rụng, thông thường nó sẽ bị vứt đi. Tuy nhiên, nghiên cứu năm 2003 của Songtao Shi và cộng sự, đã chứng minh tuỷ răng sữa là nguồn tế bào gốc quý giá ở trẻ em vì nó chứa các quần thể tế bào gốc mang các đặc điểm của tế bào gốc trung mô và là chìa khóa của y học tái tạo hiện nay.

Đừng vội vứt răng sữa của con, chúng có thể cứu trẻ trong tương lai: Chuyên gia giải đáp - 8

Nhiều người cho rằng răng sữa của trẻ chứa tế bào gốc có thể giúp cứu mạng đứa trẻ nếu chẳng may mắc phải căn bệnh hiểm nghèo, vậy tế bào gốc từ răng sữa có thể hiệu quả như thế nào?

Như ta đã biết tế bào gốc là những tế bào không phân biệt có thể biến thành các tế bào cụ thể, khi cơ thể cần. Tế bào gốc có nguồn gốc từ hai nguồn chính: mô cơ thể trưởng thành (não, tuỷ xương, máu và mạch máu, cơ xương, da và gan) và phôi.

Tuỷ răng sữa có chứa các tế bào gốc mang đặc điểm của tế bào gốc trung mô (Mesenchymal Stem/Stromal Cell – MSC) là các tế bào đệm đa tiềm năng, có thể biệt hóa thành nhiều loại tế bào khác nhau của mô liên kết bao gồm nguyên bào xương, nguyên bào sụn, tế bào cơ, tế bào mỡ; tế bào biểu mô, thần kinh, cơ, phổi, gan, thận...

Ngoài tuỷ răng sữa, tế bào gốc trung mô có thể được thu nhận từ nhiều nguồn khác nhau như tủy xương, mô mỡ, dây rốn trẻ sơ sinh, nhau thai, dịch ối... Ưu điểm vượt trội của tế bào gốc từ tủy răng sữa đó là mỗi người đều có 20 răng sữa và có thể lấy hết một cách tự nhiên mà không cần sự can thiệp nhiều từ y tế.

Theo thống kê, hiện đã có hơn 1.000 công trình nghiên cứu ứng dụng tế bào gốc tuỷ răng được công bố trên thế giới. Trong đó, tế bào gốc từ tủy răng sữa có khả năng biệt hóa thành các tế bào chuyên biệt để chữa các bệnh về răng (viêm tuỷ răng, viêm nha chu), tiểu đường loại 1, bệnh tim mạch, gan, cơ, xương (tái tạo hộp sọ), thần kinh (bệnh Parkinson, bệnh Alzheimer, thiếu máu não cục bộ, chấn thương tuỷ sống…), giác mạc và chữa lành vết thương trên da.

Đừng vội vứt răng sữa của con, chúng có thể cứu trẻ trong tương lai: Chuyên gia giải đáp - 9

Cách nhổ răng sữa đúng thời điểm cho trẻ?

Răng sữa là những chiếc răng đầu tiên của trẻ, bắt đầu mọc khi trẻ được 6 tháng tuổi. Khi đến tuổi thay, răng sẽ tự động rụng hoặc lung lay theo một quy luật tương tự nhau, lần lượt từng chiếc. Lúc này, dưới mỗi chân răng sữa sẽ có một mầm răng vĩnh viễn mọc thẳng lên làm tiêu chân răng sữa. Vì vậy, thân răng sữa phía trên sẽ tự rụng ra để nhường chỗ cho răng vĩnh viễn mọc lên.

Các mốc thời điểm thay răng sữa: răng cửa giữa: 5-7 tuổi; răng cửa bên: 7-8 tuổi; răng cối sữa thứ nhất: 9 - 10 tuổi; răng nanh sữa: 10-11 tuổi; răng cối sữa thứ hai: 11-12 tuổi. Tuy nhiên thời điểm thay răng sữa có thể sẽ sớm hơn hoặc trễ hơn tuỳ từng trẻ. 

Thông thường, các răng sữa sẽ tự rụng và nhường chỗ cho răng vĩnh viễn mọc lên. Tuy nhiên, có không ít các trường hợp, răng sữa khi đã đến tuổi thay mà vẫn không tự lung lay và tự rụng đi được trong khi răng vĩnh viễn đã bắt đầu xuất hiện thì cha mẹ nên đưa trẻ đến phòng khám nha khoa để bác sĩ xem xét phương pháp can thiệp phù hợp cho từng trẻ, từng vị trí răng.

Bởi vì, sự hiện diện kéo dài của răng sữa sẽ khiến cho răng vĩnh viễn mọc sai lệch, hàm răng của bé sau này khó có thể đều và đẹp được. Hơn thế nữa, việc đến bác sĩ nha khoa thường xuyên sẽ giúp cho trẻ có thói quen răng miệng tốt cũng như bác sĩ có cơ hội thăm khám răng mặt toàn diện để chuẩn bị cho trẻ một hàm răng khỏe mạnh và thẩm mỹ về sau.

Đừng vội vứt răng sữa của con, chúng có thể cứu trẻ trong tương lai: Chuyên gia giải đáp - 10

Cha mẹ nên làm thế nào để lưu giữ tế bào gốc trong tuỷ răng sữa của trẻ trong thời gian dài?

Cha mẹ không thể tự lưu trữ tế bào gốc trong tuỷ răng sữa của trẻ mà cần phải gửi răng tại ngân hàng tế bào gốc. Quá trình thu thập tế bào gốc được thực hiện bắt đầu khi khi lấy răng sữa. Khi lấy răng, nha sĩ phải đảm bảo có chân răng, tủy được bảo vệ nguyên vẹn thì mới nuôi cấy tế bào gốc được.

Răng sữa ngay sau nhổ chỉ có thế tồn tại trong 48h đồng hồ phải lập tức được chuyển vào bảo quản trong môi trường chuyên biệt. Nếu không kịp thời thì tủy nhanh chóng bị mất độ ẩm, thay đổi áp suất thẩm thấu, nhiễm trùng… dẫn đến chết tủy, không tách được tế bào gốc (vài ngày sau khi răng rụng sẽ không còn tế bào sống để lưu trữ).

Vì vậy, các bậc phụ huynh lưu ý khi đưa trẻ đi nhổ răng cần thông báo trước cho cơ sở lưu trữ để có sự chuẩn bị thu thập mẫu kịp thời và đúng lúc. Trong trường hợp đột xuất như răng bị gãy, rụng hoặc nhổ khi chưa có nhân viên đến thu thập, phụ huynh cần thông báo gấp cho cơ sở lưu trữ để được hướng dẫn biện pháp xử lý thích hợp, tuy nhiên khả năng thành công khi tách tế bào gốc sẽ giảm đi đáng kể.

Đừng vội vứt răng sữa của con, chúng có thể cứu trẻ trong tương lai: Chuyên gia giải đáp - 11

Ở Việt Nam đã có trường hợp trẻ được lưu trữ tế bào gốc từ răng sữa chưa?

Hiện tại ở Việt Nam chưa có trường hợp trẻ nào được lưu trữ tế bào gốc tuỷ răng từ răng sữa trong khi nhu cầu hiện nay là rất lớn. Tuy nhiên đã có đơn vị y tế đăng ký loại hình này và dự kiến trong năm 2021 sẽ triển khai. Tôi hy vọng trong tương lai gần nhất các bệnh viện răng hàm mặt sẽ mở dịch vụ thu thập và lưu trữ tế bào gốc từ tủy răng sữa.

3 kiểu ăn sáng ảnh hưởng đến đường tiêu hóa trẻ, chuyên gia gợi ý món ăn sáng tốt nhất
Bữa ăn sáng rất quan trọng đối với sự phát triển của trẻ, bởi đây là thời điểm trẻ cần bổ sung dinh dưỡng sau một giấc ngủ dài.
Hạ Mây Dịch từ: Sohu
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Kiến thức nuôi con