Cứt trâu ở trẻ sơ sinh xuất hiện khi bé gặp vấn đề về vệ sinh chưa đảm bảo, nội tiết… khiến bé ngứa da đầu và gây mất thẩm mỹ. Vậy mẹ nên làm gì để con hết cứt trâu, sạch da đầu?
1. Cứt trâu ở trẻ sơ sinh là gì?
Cứt trâu ở trẻ sơ sinh là các mảng bám trên đầu của trẻ ở vị trí thóp. Trẻ sơ sinh bị cứt trâu có thể kéo dài đến 1 năm hoặc lâu hơn. Đến 1 tuổi cứt trâu sẽ biến mất, nhưng có trường hợp cứt trâu kéo dài đến khi bé 4 tuổi mới chấm dứt.
Cứt trâu xuất hiện chủ yếu ở vùng thóp với những mảng vẩy da dày thường tập trung thành từng đám hoặc toàn bộ da đầu và có màu vàng, trắng đục, nâu, đen…
2. Cứt trâu ở trẻ sơ sinh xuất hiện khi nào?
Tình trạng viêm da tiết bã chỉ xuất hiện ở một số trẻ khi bé gặp các vấn đề như:
Tuyến bã nhờn nang lông
Tuyến bã nhờn hoạt động quá mạnh, bã nhờn tiết ra sẽ kết dính với các tế bào chết, cản trở hạn chế quá trình bong tróc của tế bào dẫn tới tình trạng các mảng bám trên da đầu bé xuất hiện dày đặc.
Đây được coi là nguyên nhân chính, chủ yếu khiến bé bị viêm da tiết bã.
Tuyến bã nhờn nang lông nhiều là nguyên nhân chính khiến trẻ sơ sinh bị cứt trâu (Ảnh internet)
Vệ sinh cơ thể bé chưa sạch
Mẹ vệ sinh cơ thể bé chưa đúng cách, tắm không sạch là một trong nguyên nhân khiến cứt trâu xuất hiện ở trẻ sơ sinh. Mẹ nên lưu ý và khắc phục tình trạng này.
Chức năng của hệ tiêu hóa kém
Trẻ sơ sinh hệ tiêu hóa vẫn còn kém, không thể hấp thụ đủ biotin và lượng vitamin E cần thiết dẫn đến da tiết bã nhờn, dầu và xuất hiện mảng bám trên da đầu trẻ.
Thời tiết nóng bức
Thời tiết nóng bức, ít tắm gội và trẻ đội mũ nhiều, bé ra nhiều mồ hôi gây bít tắc lỗ chân lông, tuyến bã nhờn tiết ra nhiều hơn, trẻ bị bị viêm da tiết bã.
Cho đến hiện nay chưa có nghiên cứu nào xác định được nguyên nhân chính xác gây viêm da tiết bã ở trẻ. Đây là hiện tượng lành tính không ảnh hưởng tới sức khỏe, sự phát triển của bé mẹ không nên quá lo lắng. Tuy nhiên tình trạng này sẽ khiến bé ngứa, khó chịu ở da đầu và gây mất thẩm mỹ. Tốt nhất mẹ vẫn nên chữa trị cho bé.
3. Cách chữa cứt trâu ở trẻ sơ sinh
Khi bé bị viêm da tiết bã mẹ có thể áp dụng các mẹo chữa trị cứt trâu cho bé như sau:
Gội đầu cho bé
Thường xuyên gội đầu sạch sẽ là giải pháp trị cứt trâu ở trẻ sơ sinh hiệu quả, đơn giản nhất. Dầu gội trẻ em sẽ làm sạch loại bỏ lượng dầu thừa trên da đầu, làm mềm các mảng vẩy bám, nhanh bong, sạch da đầu hơn.
Lưu ý khi gội đầu cho bé:
- Không dùng dầu gội có chất mạnh, dầu gội người lên.
- Không để dầu gội dính vào mắt bé.
- Nhẹ nhàng massage đầu cho bé và dùng khăn xô nhỏ để gội cho bé.
- Gội bằng nước ấm trong phòng kín gió.
- Không gội quá lâu và mặc lại ngay quần áo cho bé sau khi gội xong.
- Không gội đầu cho bé hơn 1 lần/ngày sẽ khiến khô da đầu và tình trạng cứt trâu xuất hiện nhiều hơn.
Gội đầu thường xuyên là cách phòng ngừa và trị viêm da tiết bã tốt nhất cho bé sơ sinh (Ảnh internet)
Dùng tinh dầu kháng khuẩn
Tinh dầu kháng khuẩn có tác dụng chống lại tình trạng cứt trâu do nấm men gây ra và chống viêm da đầu.
Các loại tinh dầu mẹ có thể sử dụng cho bé như tinh dầu chanh, tinh dầu phong lữ. Mẹ không nên bôi tinh dầu tràm cho bé, nó không thực sự an toàn với trẻ dưới 6 tháng tuổi.
Cách sử dụng tinh dầu:
- Mẹ pha 2 giọt tinh dầu với 2 thìa dầu dừa/dầu ô liu.
- Thoa tinh dầu lên vùng trẻ bị cứt trâu để yên trong 5 phút.
- Dùng lược nhẹ nhàng chải đầu trẻ để cứt trâu bong ra, sau đó gội đầu sạch cho bé.
Chải đầu cho bé
Chải đầu là thao tác giúp các mảng, vẩy cứt trâu trên đầu bé dễ bong tróc ra ngoài hơn. Mẹ thực hiện thao tác này khi gội đầu cho bé và thoa tinh dầu.
Mẹ nên dùng loại lược dành riêng cho trẻ sơ sinh hoặc dùng bàn chải đánh răng và chải nhẹ nhàng cho cứt trâu mềm, bong ra.
Lưu ý khi chải tóc cho bé:
- Chải tóc theo một hướng.
- Chải nhẹ nhàng vùng da bị cứt trâu và có thể trải lúc tóc khô.
- Ngày chỉ trải 1 lần.
- Nếu da đầu bé bị kích ứng, mẩn đỏ mẹ nên giảm tần suất trải lại.
- Không cố chải mạnh để đẩy, bong các mảng cứt trâu ra.
Trị "cứt trâu" cho bé bằng dầu hạnh nhân
Dầu hạnh nhân có tác dụng làm giảm, giúp các mảng bám trên da đầu trẻ sơ sinh mềm và bong tróc ra dễ hơn. Loại dầu chiết xuất từ tự nhiên này khá lành tính, an toàn với bé sơ sinh.
Cách thực hiện:
- Dùng bông gòn thấm dầu hạnh nhân rồi nhẹ nhàng chấm lên phần da bị cứt trâu để khoảng 3 - 5 phút.
- Gội lại bằng nước ấm, massage nhẹ nhàng.
- Gội sạch phần dầu hạnh nhân đã bội và dùng khăn mềm lau khô đầu trẻ.
Massage da đầu bé
Massage giúp bé được thư giãn và làm mềm, mỏng các mảng bám cứt trâu hơn bình thường. Mẹ có thể massage thường xuyên cho bé kết việc với gội đầu, tình trạng này sẽ thuyên giảm sau 1 thời gian ngắn.
Cách massage cho trẻ:
- Dùng các ngón tay miết nhẹ da đầu bé, rồi từ từ gỡ các mảng vảy bám ra ngoài.
Lưu ý: Không dùng các vật dụng như nhíp để cậy, đẩy mảng bám làm tổn
Trị cứt trâu cho bé bằng dầu dừa
Dầu dừa rất tốt và có tác dụng làm mềm da, dưỡng da hiệu quả. Loại dầu này cũng có tác dụng trị cứt trâu trên đầu trẻ hiệu quả, làm sạch da đầu.
Cách bôi dầu dừa:
- Dùng bông thấm dầu dừa, sau đó bôi lên chân tóc có mảng bám.
- Để yên khoảng 3 - 5 phút rồi dùng bàn chải mềm massage nhẹ.
- Gội đầu cho bé bằng nước ấm và gội sạch dầu dừa trên đầu bé.
- Dùng khăn khô lau đầu cho bé.
Dầu dừa có tác dụng làm mềm và bong tróc các mảng vẩy cứt trâu (Ảnh internet)
Dùng nước ấm
Nước ấm có tác dụng làm mềm các mảng bám cứt trâu trên đầu bé, làm sạch da và đồng thời giúp bé thư giãn, thoải mái hơn.
Muốn da đầu bé sạch hơn, nhanh hết ngứa, cứt trâu xuất hiện mẹ có thể dùng thêm dầu gội dành riêng cho trẻ nhỏ. Nhưng mẹ không nên dùng quá nhiều, thường xuyên da bé nhạy cảm sẽ dễ bị kích ứng, khô da và làm tình trạng mảng bám nhiều hơn.
Cách gội đầu nước ấm cho bé:
- Mẹ pha lượng nước ấm vừa đủ, dùng khăn xô gội, lau đầu nhẹ nhàng cho bé.
- Tiếp tục dùng lược mềm hoặc bàn chải mềm cho bé, chải theo một hướng.
- Gội lại với nước ấm.
Cách phòng tránh cứt trâu xuất hiện ở trẻ
Để bé không bị tình trạng cứt trâu, đầu bé luôn sạch, không ngứa ngáy không mất thẩm mỹ mẹ có thể thực hiện các cách phòng tránh sau:
- Gội đầu thường xuyên cho bé bằng nước ấm.
- Dùng lược trẻ em hoặc bàn chải mềm chải đầu cho bé.
- Không lạm dụng dầu gội đầu, tắm những loại nước không được bác sĩ khuyên dùng cho bé.
- Không gội đầu hơn 1 lần/ngày cho bé. Tốt nhất mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ.