Trẻ sốt mọc răng: Những sai lầm của cha mẹ và hướng dẫn chăm sóc bé đúng cách

Ngày 28/09/2019 10:32 AM (GMT+7)

Nhiều cha mẹ lo lắng không yên khi thấy con sốt mọc răng bởi trẻ có thể sẽ quấy khóc, bỏ ăn, gây ảnh hưởng tới sức khỏe. Tuy nhiên, không phải phụ huynh nào cũng biết cách chăm sóc cho bé trong giai đoạn này.

Trẻ sốt mọc răng: Những sai lầm của cha mẹ và hướng dẫn chăm sóc bé đúng cách - 1

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Ngô Hương - Chuyên khoa Nhi - bệnh viện Hữu nghị Lạc Việt.

Trẻ sốt mọc răng: Những sai lầm của cha mẹ và hướng dẫn chăm sóc bé đúng cách - 2

Bác sĩ Ngô Hương - Chuyên khoa Nhi - bệnh viện Hữu nghị Lạc Việt.

1. Trẻ sốt mọc răng biểu hiện như thế nào?

Trẻ sốt mọc răng thường kèm theo các dấu hiệu khác của việc mọc răng. Nên chú ý rằng dấu hiệu mọc răng ở mỗi trẻ rất khác nhau, sau đây là một vài triệu chứng có thể quan sát thấy:

- Chảy nước bọt nhiều

- Quấy khóc, khó chịu đặc biệt vào ban đêm

- Thích nhai vòng mọc răng hoặc vật cứng gì khác, thích cắn ti mẹ.

- Thay đổi thói quen ăn uống (thường là chán ăn)

Bé thường có những dấu hiệu này khi mọc răng. Tuy nhiên mẹ cũng nên lưu ý: mọc răng có thể làm trẻ sốt mọc răng, nhưng thường nhiệt độ chỉ tăng nhẹ. Nếu bé sốt trên 38,5 độ C là báo hiệu bé yêu có thể bị bệnh khác mẹ nhé.

2. Những sai lầm khi chăm sóc trẻ sốt mọc răng

Để nhiệt độ phòng quá thấp

- Việc để nhiệt độ phòng quá thấp sẽ làm cho trẻ có nguy cơ bị cảm lạnh và thân nhiệt không ổn định.

- Chỉ nên để nhiệt độ phòng từ 18-21 độ C (nếu nhà thường xuyên bật máy lạnh) và từ 25-27 độ C (trong trường hợp nhà không thường xuyên bật máy lạnh). Như vậy thì có thể tránh cho trẻ bị cảm do không quen với môi trường. Ngoài ra, không nên để máy lạnh phả thẳng trực tiếp vào người của trẻ.

Cho bé uống thuốc của người lớn

Đối với trẻ nhỏ, việc dùng bất cứ loại thuốc nào, đặc biệt là thuốc hạ sốt cần phải có chỉ định của bác sĩ. Chính vì vậy tuyệt đối phụ huynh không được chia nhỏ liều thuốc của người lớn và dùng cho trẻ khi không có sẵn thuốc. Điều này vô cùng nguy hiểm vì liều lượng dùng cho người lớn và trẻ nhỏ là khác nhau.

Không cho trẻ tắm

Có nhiều trường hợp cha mẹ không tắm cho con vì sợ trẻ sẽ bị cảm lạnh, sốt nặng hơn. Tuy nhiên, đối với trường hợp trẻ sốt mọc răng, việc kiêng tắm là không cần thiết. Nếu thân nhiệt của bé không cao vượt quá 38,5 độ C thì vẫn có thể thực hiện tắm nhanh cho trẻ bằng nước ấm và ở nơi kín gió. Để đảm bảo an toàn và yên tâm hơn, cha mẹ có thể nhờ bác sĩ tư vấn thêm.

Trẻ sốt mọc răng: Những sai lầm của cha mẹ và hướng dẫn chăm sóc bé đúng cách - 3

Bé vẫn có thể tắm khi bị sốt mọc răng

Cho bé uống nước lạnh

Đây cũng là một sai lầm vì nước lạnh không hề có tác dụng làm giảm thân nhiệt của trẻ. Tốt nhất là cho trẻ uống nước ấm hoặc uống sữa công thức hay sữa mẹ. Đây là cách giúp bù đắp nước cho trẻ khi bị sốt mọc răng.

Tự ý mua thuốc

Không được tự ý mua thuốc Aspirin hay các thuốc kháng viêm nonsteroids. Các loại thuốc này có thể khiến trẻ bị xuất huyết tiêu hóa.

Cạo gió cho trẻ

Tuyệt đối không đánh (cạo gió) cho bé vì có thể khiến trẻ bị rối loạn đông máu.

Ủ ấm (hoặc đắp chăn) cho bé

Chỉ nên cho bé mặc quần áo mỏng, thoáng. Nếu thời tiết hơi lạnh thì có thể đắp vỏ chăn mỏng cho trẻ. Trong mùa hè, cửa sổ phòng bé nên được mở ra để không khí lưu thông.

3. Hướng dẫn chăm sóc đúng cách đối với bé sốt mọc răng

Khi bị sốt mọc răng, trẻ có thể sẽ bị đau nhức dẫn đến hiện tượng bỏ bữa, chán ăn. Cha mẹ cần phải quan tâm hơn đến bé và chăm sóc như sau:

- Chia các bữa ăn của trẻ thành nhiều bữa nhỏ hơn, mỗi lần ăn một chút.

- Với đồ cho bé ăn: phải hầm nhừ, mềm nhuyễn hoặc tốt nhất là nấu dạng cháo loãng, súp.

Trẻ sốt mọc răng: Những sai lầm của cha mẹ và hướng dẫn chăm sóc bé đúng cách - 4

Khi trẻ bị sốt mọc răng, mẹ nên cho trẻ ăn đồ mềm nhuyễn

- Với hoa quả: ép lấy nước, để vào trong tủ lạnh cho hơi mát để giảm tình trạng đau nhức và sưng của nướu.

- Nếu trẻ sốt từ 38 - 38,5 độ C, lấy chiếc khăn ấm đặt lên trán hoặc lau người cho bé. Khi sốt cao thì đưa trẻ đến bác sĩ khám và điều trị.

- Đối với trẻ sơ sinh, mẹ nên cho bé bú nhiều hơn, không cho uống nước lọc hoặc nước ép rau củ quả.

- Cha mẹ nên thường xuyên theo dõi phân cũng như sức khỏe của trẻ để đưa trẻ đi khám chữa bệnh kịp thời. Trong trường hợp trẻ bị đi ngoài liên tục dẫn đến mất nước nhiều thì phải lập tức đưa đi bệnh viện.

- Dùng khăn mềm lau miệng, lau răng khi bé ăn xong để giữ gìn vệ sinh răng miệng sạch sẽ cho trẻ.

- Vì khi mọc răng, trẻ thường bị ngứa lợi và sẽ cho mọi thứ trong tầm tay vào miệng nhai nên cho bé dùng các đồ vật có chất liệu không hại sức khỏe, mềm và có hình tròn.  

- Nếu trẻ sốt quá cao, bị tiêu chảy kéo dài, ngủ li bì thì cha mẹ cần đưa con đến bác sĩ để khám và có hướng điều trị kịp thời, tránh những biến chứng đáng tiếc có thể xảy ra.

- Nếu bé yêu đang mọc răng, cách tốt nhất để làm dịu sự khó chịu cho trẻ là đặt một áp lực lên lợi của bé. Mẹ có thể massage lợi với ngón tay sạch hoặc cho trẻ một cái vòng ngậm mọc răng để nhai. Làm lạnh có thể giúp cho trẻ mọc răng giảm đau. Nhưng có thể làm tổn thương lợi của trẻ nếu quá lạnh. Đặt vòng ngậm mọc răng trong ngăn đông có thể làm cho nó vỡ và bị xì. Thay vì vậy, mẹ nên đặt vòng mọc răng trong ngăn lạnh cho đến khi nó đủ lạnh. Nếu không có vòng mọc răng, mẹ có thể dùng khăn ướt đặt trong ngăn lạnh để thay thế.

- Mẹ nên lưu ý đừng sử dụng gel chà lên lợi trẻ hoặc bất kỳ thuốc gì được giới thiệu là giảm đau lúc mọc răng. Chúng không giúp ích gì đáng kể, đôi khi chứa một số thành phần có hại.

- Nếu con hơn 6 tháng tuổi, có thế sử dụng Paracetamol để giúp giảm đau. Nhưng nên hỏi ý kiến bác sĩ -trước khi sử dụng.

- Một cách rất hay là làm sao nhãng bé khỏi cảm giác khó chịu lúc mọc răng. Dành nhiều thời gian ở bên con nhiều hơn, hoặc mua cho bé đồ chơi mới. Mẹ đừng đánh giá thấp sức mạnh của sự âu yếm, một cái ôm tình cảm có thể là cần thiết để kéo tâm trí con ra khỏi sự khó chịu vì cái răng trong miệng bé nhé.

4. Khi nào thì trẻ sốt mọc răng nên cho đi khám bác sĩ?

Trẻ sốt mọc răng, ngoài sốt, có thể quấy khóc nhiều và có một số triệu chứng khác. Nhưng nếu bé có một số dấu hiệu gợi ý bệnh sau, hãy liên hệ để được sự tư vấn của bác sĩ:

- Trẻ dưới 3 tháng tuổi có nhiệt độ trên 38 độ C

- Trẻ trên 3 tháng tuổi có nhiệt độ trên 39 độ C

- Trẻ có sốt kéo dài hơn 24h

- Trẻ có tiêu chảy, nôn, hoặc ban kèm sốt

- Trẻ rất khó ngủ và nhìn có vẻ bị ốm

- Không thể làm dịu sự khó chịu của trẻ

Nhầm sốt bệnh với sốt mọc răng: cẩn thận mất con!
Viện Nha khoa Nhi Mỹ khẳng định: Sốt cao hơn 39 độ không nên quy kết cho bất cứ vấn đề gì về răng, bao gồm mọc răng.
Bác sĩ Ngô Hương - Chuyên khoa Nhi - bệnh viện Hữu nghị Lạc Việt.
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Bài chuyên gia