Trẻ sơ sinh có thể bị ho do nhiều nguyên nhân khác nhau. Nếu mẹ không biết vì sao bé bị ho thì nên đưa bé đến khám bác sĩ để tìm chính xác nguyên nhân.
Theo Howard Balbi, MD, giám đốc bệnh truyền nhiễm nhi khoa tại Trung tâm Y tế Quận Nassau ở East Meadow, New York, ho là phản ứng bảo vệ tự nhiên của cơ thể. Ho có thể chia làm hai loại như sau:
- Ho khan: Ho khan thường xảy ra khi bé bị cảm lạnh hoặc dị ứng.
- Ho có đờm: Đây là kết quả của bệnh đường hô hấp kèm theo nhiễm khuẩn.
Trẻ em dưới 4 tháng không ho nhiều nên mẹ cần cho bé đi khám nếu bé bị ho thường xuyên. Ho nhiều vào mùa đông có thể là dấu hiệu bé bị nhiễm virus hợp bào đường hô hấp RSV. Đây là một loại virus rất nguy hiểm với trẻ sơ sinh.
Mẹ có thể tham khảo cách trị ho cho trẻ sơ sinh theo từng loại ho khác nhau với hướng dẫn sau đây:
1. Ho do cảm lạnh, cảm cúm
Mẹ không nên cho bé uống thuốc cảm lạnh. (Ảnh minh họa)
Do sức đề kháng của bé còn yếu nên bé có thể bị cảm lạnh, cảm cúm khi thời tiết chuyển mùa. Dấu hiệu:
- Nghẹt mũi
- Viêm họng
- Ho khan
- Ho có đờm
- Sốt nhẹ vào ban đêm
Để điều trị ho cho trẻ sơ sinh do cảm lạnh, cảm cúm mẹ nên cho bé bú nhiều sữa mẹ để làm dịu cơn ho. Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ khuyến cáo dùng mẹ không dùng thuốc ho và cảm lạnh cho trẻ dưới 6 tuổi vì các nghiên cứu cho thấy chúng không có tác dụng với trẻ nhỏ, thậm chí chúng còn có thể gây tử vong. Mẹ có thể áp dụng các phương pháp tự nhiên như rửa mũi bằng nước muối sinh lý, cho bé xông hơi với tinh dầu.
Nếu bé bị sốt thì mẹ nên đưa con đến bác sĩ để được khám chữa kịp thơi.
2. Ho do viêm thanh khí phế quản
Khi bé bị viêm thanh khí phế quản bé sẽ thường ho vào ban đêm và khó thở. Bệnh thường xảy ra ở trẻ dưới 5 tuổi và thường bắt đầu do cảm lạnh.
Để điều trị ho cho trẻ sơ sinh do viêm thanh khí phế quản, điều đầu tiên mẹ cần giúp bé hô hấp dễ dàng hơn. Mẹ có thể cho bé xông hơi bằng nước ấm hoặc chạy máy tạo đổ ẩm trong nhà để bé thở dễ hơn. Nếu bé ho hơn 3 ngày mẹ nên gọi điện cho bác sĩ để được tư vấn.
3. Ho do viêm phổi
Viêm phổi là một bệnh nhiễm trùng do virus hoặc vi khuẩn gây ra. Khi bị viêm phổi bé thường bị ho có đờm. Các triệu chứng khác bao gồm mệt mỏi, ho nhiều, cổ họng có đờm mày xanh lá cây hoặc vàng.
Để điều trị viêm phổi mẹ cần xác định bé bị bệnh do virus hay vi khuẩn. Các tốt nhất là mẹ nên đưa bé đi khám bác sĩ, đặc biệt trong các trường hợp bé bị sốt. Viêm phổi do vi khuẩn thường nguy hiểm hơn do virus.
4. Ho do viêm tiểu phế quản hoặc hen suyễn
Các bác sĩ cho biết rằng hen suyễn không phổ biến với trẻ dưới 2 tuổi trừ khi gia đình có tiền sử bị bệnh. Trong khi đó viêm tiểu phế quản ở trẻ dưới 1 tuổi thường do virus hợp bào đường hô hấp RSV gây ra. Virus này có thể đe dọa tính mạng của trẻ sơ sinh.
Ho do viêm tiểu phế quản có biểu hiện giống với cảm lạnh. (Ảnh minh họa)
Viêm tiểu phế quản hoặc hen suyễn đều có biểu hiện giống cảm lạnh vì vậy mẹ không nên chủ quan. Hãy theo dõi tình trạng bệnh của bé thường xuyên để tránh các biến cố bất ngờ xảy ra.
Dù thế nào đi chăng nữa, tốt nhất mẹ nên gọi cho bác sĩ khi thấy bé thở khò khè. Nếu bé bị hen suyễn hoặc khó thở, các bác sĩ sẽ kê thuốc để giúp bé hô hấp dễ dàng hơn.
Viêm tiểu phế quản có thể điều trị ở nhà nếu bé hô hấp bình thường. Mẹ cho bé bú sữa mẹ thường xuyên và chạy máy tạo đổ ẩm trong không khí.
5. Ho do nuốt vật lạ
Thức ăn, đồ chơi là nguyên nhân phổ biến gây nghẹt thở ở trẻ nhỏ. Nếu bé có dấu hiệu thở hổn hển, ho đột ngột thì mẹ nên tìm trong miệng bé xem có vật lạ gì không.
Các triệu chứng bé nuốt vật lạ bao gồm ho dai dẳng, thở khò khè mà không có dấu hiệu của cảm lạnh, cảm cúm.
Nếu bé bị khó thở, mẹ có thể giúp bé bằng cách nghiên đầu bé xuống và vỗ nhẹ vào lưng. Nếu cách này không có kết quả, bé cần đi bệnh viện để được chụp X quang và tiến hành lấy vật lạ ra ngoài.