Sau bữa ăn tất niên ở nhà, bé 6 tuổi nôn mửa khiến bố mẹ thất kinh đưa vào viện, bác sĩ bật cười

Kiều Trang - Ngày 16/01/2025 12:00 PM (GMT+7)

Nghe bác sĩ nói nguyên nhân, bố mẹ đứa trẻ “cứng người”.

Trong giai đoạn phát triển của trẻ, chế độ ăn uống đóng vai trò vô cùng quan trọng, không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất mà còn tác động mạnh mẽ đến sự phát triển trí tuệ. Vậy nên thường các bậc bố mẹ sẽ cực kỳ quan tâm đến việc ăn uống của con. Tuy nhiên, có những khoảng thời gian, giống như dịp Tết đến, một phần do bận rộn nên bố mẹ cũng rất khó kiểm soát vấn đề này. Đó là lý do có nhiều sự cố không mong muốn xảy ra.

Sau bữa ăn tất niên ở nhà, bé 6 tuổi nôn mửa khiến bố mẹ thất kinh đưa vào viện, bác sĩ bật cười - 1

Ví dụ như mới đây, một bà mẹ Trung Quốc chia sẻ trên hội nhóm nuôi dạy con câu chuyện về con trai 6 tuổi của mình. Cụ thể cô cho biết, bình thường con trai ăn uống rất khoẻ, và bố mẹ không phải lo lắng về vấn đề con kén ăn. Tuy nhiên sau bữa tiệc tất niên cùng bạn bè, gia đình ở nhà vào ngày hôm qua, đứa trẻ bất ngờ nôn mửa khiến bố mẹ “hú hồn hú vía”, nhanh chóng đưa vào bệnh viện trong đêm. 

Cô và chồng điếng người không biết chuyện gì xảy ra với con, trong khi mọi người trong bữa tiệc sức khỏe đều ổn. Thấy vợ chồng cơ sợ xanh mặt, bác sĩ đã bật cười và trấn an bố mẹ, tại đây vị bác sĩ đã đưa ra kết luận con trai là vì háu ăn nên dẫn đến tắc ruột.

Sau bữa ăn tất niên ở nhà, bé 6 tuổi nôn mửa khiến bố mẹ thất kinh đưa vào viện, bác sĩ bật cười - 2

Sau khi trao đổi với bố mẹ, cậu bé ngay lập tức được các bác sĩ điều trị, bù nước để duy trì môi trường bên trong ổn định. Trong vài ngày được chăm sóc tích cực, tình trạng của đứa trẻ đã thuyên giảm một cách hiệu quả và được xuất viện về nhà, dần trở lại chế độ ăn uống và sinh hoạt bình thường, tuy nhiên cần chú ý rút kinh nghiệm sau sự cố này. Bố mẹ cần chú ý nhắc nhở con ăn uống cẩn thận hơn, nếu không hậu quả sẽ chỉ không dừng lại ở đây, vì tắc ruột khi không được chữa trị kịp thời có thể sẽ khiến cho trẻ rơi vào tình huống nguy hiểm, còn bố mẹ thì hối hận cả đời.

Tắc ruột ở trẻ em là gì?

Đúng như tên gọi, tắc ruột ở trẻ em là những tổn thương bên trong và bên ngoài ống ruột gây cản trở chuyển động bình thường của các chất trong ruột. Đây là một bệnh lý cấp tính ở vùng bụng thường gặp trong phẫu thuật nhi khoa, với tỷ lệ mắc bệnh là 2% -5%. Các biểu hiện lâm sàng chính bao gồm: đau bụng, nôn mửa, chướng bụng và ngừng đại tiện, đầy hơi; tắc ruột nặng có thể dẫn đến hoại tử ruột, thủng ruột và thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.

Nguyên nhân khiến trẻ bị tắc ruột?

- Khối u hoặc dị vật: Trẻ em có thể nuốt phải các vật nhỏ hoặc có khối u trong bụng, gây cản trở đường ruột.

- Lồng ruột: Đây là tình trạng một phần của ruột bị lồng vào phần khác, thường gặp ở trẻ nhỏ, dẫn đến tắc nghẽn.

- Bệnh lý bẩm sinh: Một số trẻ có thể sinh ra với các dị tật bẩm sinh ảnh hưởng đến cấu trúc của ruột, gây tắc nghẽn.

- Nhiễm trùng: Một số tình trạng nhiễm trùng đường tiêu hóa có thể gây viêm và sưng, dẫn đến tắc nghẽn.

- Chế độ ăn uống: Thiếu chất xơ trong chế độ ăn uống hoặc ăn quá nhiều thực phẩm khó tiêu có thể dẫn đến táo bón, gây tắc ruột.

- Tình trạng tâm lý: Stress hoặc lo âu cũng có thể ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa của trẻ, dẫn đến các vấn đề về ruột.

Các triệu chứng tắc ruột?

- Đau bụng: Thường là cơn đau quặn bụng, có thể đến và đi, hoặc đau liên tục. Trẻ có thể cảm thấy đau ở một vị trí cụ thể hoặc khắp bụng.

- Nôn mửa: Trẻ có thể nôn ra thức ăn hoặc dịch dạ dày, và trong một số trường hợp có thể nôn ra chất giống như phân.

- Không đi tiêu: Trẻ có thể không đi tiêu hoặc không có khí thoát ra. Điều này có thể là dấu hiệu tắc nghẽn nghiêm trọng.

- Chướng bụng: Bụng có thể căng phồng hoặc chướng lên do sự tích tụ khí và chất lỏng.

- Mệt mỏi: Trẻ có thể cảm thấy mệt mỏi, không muốn chơi đùa hoặc ăn uống.

- Sốt: Một số trẻ có thể bị sốt nhẹ, đặc biệt nếu có nhiễm trùng liên quan.

- Thay đổi trong thói quen ăn uống: Trẻ có thể mất cảm giác thèm ăn hoặc từ chối ăn uống.

Cách phòng ngừa tắc ruột?

- Chế độ ăn uống cân đối: Đảm bảo trẻ ăn đầy đủ các loại thực phẩm, bao gồm trái cây, rau xanh và ngũ cốc nguyên hạt, để cung cấp đủ chất xơ giúp duy trì chức năng tiêu hóa.

- Khuyến khích uống nhiều nước: Đảm bảo trẻ uống đủ nước mỗi ngày, giúp hỗ trợ tiêu hóa và ngăn ngừa táo bón.

- Giám sát khi ăn: Theo dõi trẻ khi ăn uống, đặc biệt là với trẻ nhỏ, để tránh việc trẻ nuốt phải các vật nhỏ hoặc thực phẩm có thể gây tắc nghẽn.

- Tạo thói quen đi tiêu đều đặn: Khuyến khích trẻ đi vệ sinh thường xuyên để tránh tình trạng táo bón, giúp giảm nguy cơ tắc ruột.

- Giáo dục về an toàn thực phẩm: Dạy trẻ về việc ăn uống an toàn, không nuốt các vật không ăn được và biết cách xử lý thức ăn đúng cách.

- Theo dõi sức khỏe định kỳ: Đưa trẻ đi khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm các vấn đề về tiêu hóa hoặc dị tật bẩm sinh nếu có.

- Giảm căng thẳng: Hỗ trợ trẻ trong việc quản lý stress và lo âu, vì tâm lý cũng có thể ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa.

Theo Kiều Trang
Nguồn: [Tên nguồn]16/01/2025 10:50 AM(GMT+7)

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Gia đình và Xã Hội