Bà bầu uống nước vối có tốt không? Lá vối và nụ vối có mùi thơm nhẹ nhàng, dễ chịu nên thường được người dân Việt Nam sử dụng giống như một loại trà giúp giải độc, thanh nhiệt. Tuy nhiên, liệu lá vối và nụ vối có thực sự tốt cho bà bầu hay không?
Vối là loại cây được trồng nhiều tại nước ta, đặc biệt là tại những tỉnh phía Bắc, có tên khoa học là Syzygium nervosum, thuộc họ Đào kim nương. Người dân thường thu hái lấy phần lá hoặc nụ để mang về nấu nước uống giải khát hàng ngày. Ngoài ra, cây vối cũng mọc hoang tại khá nhiều khu vực khác tại châu Á như Ấn Độ, Lào, Trung Quốc, Campuchia…
Bà bầu uống nước lá vối có tốt không? (Ảnh minh họa)
Bà bầu uống nước vối có tốt không?
Các kết quả nghiên cứu cho thấy, thành phần dưỡng chất trong lá vối như khoáng chất, tanin, vitamin...có nhiều công dụng khác nhau dành cho sức khỏe, đặc biệt là phụ nữ mang thai. Nhiều mẹ bầu còn cho rằng, uống nước lá vối còn giúp con sinh ra có làn da trắng hồng. Nước vối mang đến nhiều công dụng khác nhau cho bà bầu như:
Hỗ trợ tiêu hóa tốt hơn cho mẹ bầu
Lá vối rất giàu tanin và chất xơ có khả năng giúp ổn định đường tiêu hóa, làm giảm bớt lượng acid dư thừa trong dạ dày. Vì thế, phụ nữ mang thai sẽ hấp thụ dễ dàng thức ăn, cảm thấy ăn ngon miệng hơn mà không bị đau dạ dày hay rối loạn tiêu hóa.
Hỗ trợ giải độc và thanh lọc cơ thể
Những hoạt chất như tanin và thành phần vitamin trong lá vối có khả năng giúp thanh lọc cơ thể, giải độc hiệu quả. Đó cũng chính là lý do tại sao không ít bà bầu thích pha nước vối hàng ngày nhằm mục đích giải khát, nhất là vào mùa hè. Các độc tố sẽ dễ dàng được đào thải qua hệ bài tiết của cơ thể.
Lá vối và nụ vối mang đến nhiều công dụng khác nhau cho bà bầu. (Ảnh minh họa)
Hỗ trợ sát khuẩn, chống viêm
Thành phần hoạt chất kháng sinh beta sitosterol cùng với flavonoid trong lá vối có khả năng chống viêm và kháng khuẩn cao. Nhờ vậy sẽ giúp sát khuẩn, ngăn nhiễm trùng vết thương và hỗ trợ điều trị lở loét hiệu quả.
Hỗ trợ làm giảm mẩn ngứa
Dùng nước lá vối để tắm sẽ ngăn ngừa được tình trạng da bị phát ban, nổi mẩn ngứa, mề đay trong quá trình mang thai của bà bầu do thay đổi nội tiết tố. Thậm chí, nước lá vối còn giúp cải thiện tình trạng bị lở, chốc đầu ở trẻ nhỏ.
Hỗ trợ chống oxy hóa
Hoạt chất của nụ vối có chứa các chất ngăn ngừa quá trình oxy hóa, chống lại sự oxy hóa trong các bộ phận của cơ thể, bảo vệ tổn thương tuyến tụy của cơ thể bà bầu trong giai đoạn mang thai. Không những thế, nước vôi còn giúp hạn chế tình trạng rụng tóc, da nhăn, hở chân răng của bà bầu.
Hỗ trợ ngăn ngừa tiểu đường thai kỳ
Thành phần của lá vối và nụ vối có chứa alpha-glucosidase mang tác dụng làm giảm mỡ máu và các biến chứng của bệnh tiểu đường thai kỳ.
Lợi sữa sau sinh
Các nghiên cứu khoa học đã chứng minh, nước vối có chứa một số vitamin và khoáng chất có công dụng thúc đẩy tuyến sữa phát triển. Vì thế, các mẹ bầu thường truyền tai nhau bí quyết uống nước vối để nhiều sữa sau sinh.
Tác hại của nước vối với bà bầu
Thông thường, việc uống nhiều nước vối là an toàn đối với sức khỏe, không có tác hại gì trừ khi việc uống nước vối sai cách hoặc sai thời điểm. Đặc biệt, nếu uống nước vối khi đói hoặc uống quá nhiều nước vối khi đói sẽ là nguyên nhân gây hại đến sức khỏe người dùng.
Khi đói uống nước vối sẽ khiến bụng cồn cào do tác dụng thúc đẩy tiêu hóa, chống đầy bụng và ăn ngon miệng...của lá vối. Vì tác dụng này nên khi uống nước vối lúc đói sẽ làm nhu động ruột hoạt động nhiều, tạo cảm giác thèm ăn, mệt mỏi, mất năng lượng, sa sầm mặt mày. Đối với bà bầu, vấn đề này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Ở góc độ nào đó nó còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của thai nhi.
Nước vối tuy tốt nhưng bà bầu cũng không nên lạm dụng. (Ảnh minh họa)
Ngoài ra, phụ nữ mang thai có sức khỏe có quá yếu, quá gầy cũng không nên uống vì lá vối và nụ vối có thể kiểm soát lượng đường trong máu lại giúp giảm cân nặng. Phụ nữ mang thai cũng không nên dùng nước vối quá đặc và không nên uống quá nhiều nước vối một ngày. Không nên uống nước vối ngay sau bữa ăn vì có thể ảnh hưởng quá trình tiêu hóa.
Bà bầu nên uống lá vối tươi hay khô?
Mẹ bầu có thể uống cả hai loại lá vối tươi hoặc khô tùy theo sở thích. Tuy nhiên, nên hạn chế uống lá vối tươi do có chứa chất kháng viêm, kháng khuẩn, có thể gián tiếp tiêu diệt những vi khuẩn có lợi gây nên tình trạng bị hao huyết.
Cách pha nước vối như sau:
- Đối với nước lá vối tươi: Dùng lá vối tươi khoảng từ 5-7 lá rửa sạch, hơ qua lửa cho lá vối héo và cho vào hãm với nước để sôi.
- Đối với nước lá vối khô: Cũng tương tự như lá vối tươi.
- Đối với nước từ nụ vối: Nụ vối mang đi rửa sạch, phơi khô, hãm với nước sôi để uống theo tỉ lệ 20g cho 1 ấm trà.
Uống nước vối từ lá vối hay nụ vối thì mẹ cũng tuyệt đối không được uống nước vối để qua đêm vì dễ bị ôi thiu hoặc biến chất. Chỉ nên dùng nước vối đã đun sôi trong ngày.