Nếu có tử cung ngả sau, mẹ bầu nên cân nhắc chuyện sinh mổ, vì sao?

Trang Anh - Ngày 12/12/2024 09:00 AM (GMT+7)

Theo bác sĩ Phan Chí Thành, mẹ bầu có tử cung ở tư thế nào sinh thường đều không có vấn đề gì, nhưng với các mẹ bầu có tử cung ngả sau cần hết sức lưu ý khi sinh mổ.

Tử cung ngả sau là gì? 

Tử cung là bộ phận giữ vai trò thiết yếu trong hệ sinh sản của phụ nữ, nằm ở giữa trực tràng và bàng quang. Phụ nữ có thể có tử cung ngả sau, ngả trước hoặc trung gian, đó là tùy cấu tạo của mỗi người và điều này là bình thường.

Tử cung ngả sau là tình trạng tử cung nghiêng về phía sau và dựa vào trực tràng thay vì nghiêng về phía trước và dựa vào bàng quang. Một loại khác của tình trạng tử cung lệch là tử cung hướng về thành bụng (tử cung ngả trước). Bên cạnh đó, hiện tượng tử cung ngả về sau còn được gọi với cái tên khác là tử cung lệch sau hoặc tử cung gập sau.

Thống kê cho thấy có khoảng 25% phụ nữ gặp tình trạng tử cung ngả sau. Do đó, tử cung ngả sau có thể chỉ là hiện tượng tự nhiên, nếu không gây đau đớn hay biểu hiện gì khác thì có thể không cần điều trị.

Nếu có tử cung ngả sau, mẹ bầu nên cân nhắc chuyện sinh mổ, vì sao? - 1

Làm thế nào để nhận biết mình có tử cung ngả sau?

Hầu hết nữ giới có tử cung lệch sau thường không xuất hiện các triệu chứng bất thường, vì vậy có khá nhiều chị em không biết đến vấn đề này. Đôi khi, những dấu hiệu sau có thể xảy ra khi phụ nữ có tử cung bị gập sau.

- Khi quan hệ thấy đau ở vùng lưng hoặc âm đạo.

- Thấy đau khi có kinh.

- Gặp trở ngại khi đưa tampon vào vùng kín.

- Có cảm giác chèn ép bàng quang hoặc nhiều lần đi tiểu.

- Đường tiết niệu bị nhiễm khuẩn.

- Tiểu không tự chủ ở mức độ nhẹ.

- Bụng dưới nhô lên.

Để biết mình có tử cung ngả sau hay không, thông thường được chẩn đoán thông qua khám bên trong âm đạo. Đôi khi, tử cung ngả sau có thể được phát hiện khi làm pap test. 

Nếu có tử cung ngả sau, mẹ bầu nên cân nhắc chuyện sinh mổ, vì sao? - 2

Tử cung ngả sau có ảnh hưởng gì khi mang thai và sinh nở?

Khi mang thai

Tử cung ngả sau không ảnh hưởng đến khả năng thụ thai và cũng không ảnh hưởng trong quá trình mang thai. Nhưng trong 3 tháng đầu mang thai, đôi khi có thể gây ra các tình trạng sau khi tử cung gập sau:

- Gây đau lưng

Mặc dù đây là biểu hiện phổ biến khi có bầu nhưng nữ giới có thể bị đau lưng nặng hơn so với bình thường nếu tử cung gập sau. Ngoài ra, một số phụ nữ có tử cung gập sau thường bị đau nhiều hơn ở lưng khi chuẩn bị sinh vào 3 tháng cuối hoặc không gây tác động nhiều. 

- Bí tiểu hoặc tiểu són

Bàng quang có thể bị chèn ép nếu tử cung lệch quá mức về phía sau, gây ra tình trạng bí tiểu, tiểu són hoặc không xả hết nước tiểu. Nữ giới có thể xử lý vấn đề này bằng cách nghiêng người về trước khi đi vệ sinh để bàng quang không bị tử cung chèn áp và giúp giảm áp lực.

Nếu trong 3 tháng đầu thai kỳ bị bí tiểu thì dễ có nguy cơ mắc bệnh đường tiết niệu nhiễm trùng do nước tiểu bị ứ đọng. Chính vì thế, nếu nhận thấy các biểu hiện như nóng rát, thấy đau khi đi tiểu hoặc nhức và nặng ở vùng bụng dưới thì nên nói với bác sĩ và theo dõi thêm.

- Khó quan sát thai nhi

Việc quan sát thai nhi trong 3 tháng đầu bằng hình thức siêu âm ổ bụng (sử dụng siêu âm đầu dò trên thành bụng) sẽ gặp khó khăn nếu tử cung ngả sau. Với trường hợp này, bác sĩ thường lựa chọn hình thức siêu âm qua đường âm đạo. Khi thai nhi phát triển và tử cung mẹ bầu bắt đầu lớn hơn thì việc quan sát sẽ dễ dàng hơn.

Bác sỹ Phan Chí Thành (Chánh văn phòng Trung tâm Đào tạo - Bệnh viện Phụ sản Trung ương).

Bác sỹ Phan Chí Thành (Chánh văn phòng Trung tâm Đào tạo - Bệnh viện Phụ sản Trung ương).

Khi sinh nở

Theo bác sĩ Phan Chí Thành (Chánh văn phòng Trung tâm Đào tạo - Bệnh viện Phụ sản Trung ương), mẹ bầu có tử cung ở tư thế nào nếu sinh thường đều không có vấn đề gì, nhưng với các mẹ bầu có tử cung ngả sau cần hết sức lưu ý khi sinh mổ. 

Những người tử cung ngả sau mổ đẻ rất nguy hiểm. Vì tử cung ngả căng ra phía sau, làm cho vị trí vết mổ căng lên. Khi mổ đẻ, các bác sỹ sẽ rạch ở thành trước. Nên sau khi đẻ xong tử cung ngả căng ra phía sau, dẫn đến vị trí vết mổ bị căng. 

Mà một trong những nguyên tắc của liền sẹo là không được căng, vì nó kéo mỏng vị trí vết mổ, rất dễ tạo thành khuyết sẹo ở vị trí vết mổ. 

Những phụ nữ tử cung ngả sau thường tăng nguy cơ tụ dịch vết mổ, chất lượng sẹo kém, chảy dịch ngược vào trong buồng tử cung. 

Trong một số trường hợp khuyết sẹo mổ ứ dịch gây nên tình trạng rong kinh, rong huyết ảnh hưởng đến chất lượng sống của người phụ nữ. Không chỉ vậy, tụ dịch vết mổ sau sinh gây tình trạng sẹo dính, ảnh hưởng đến chức năng của cơ tử cung, khiến việc mang thai khó khăn, thai kỳ đối mặt với nhiều nguy cơ về tai biến sản khoa.

Theo các bác sỹ sản khoa, ở những vị trí không liền sẹo thường sẽ tiết dịch và gây viêm. Dịch này sẽ chảy vào trong buồng tử cung hoặc chảy ra ngoài, bệnh nhân thấy ra dịch màu nâu kéo dài. Nếu chảy vào buồng tử cung gây hỏng lớp niêm mạc tử cung.

Nếu có tử cung ngả sau, mẹ bầu nên cân nhắc chuyện sinh mổ, vì sao? - 4

Tại sao mẹ bầu Thái Lan thường cài kim băng trước bụng khi mang thai 3 tháng đầu?
Ở một số vùng nơi xứ sở chùa Vàng, người dân vẫn còn giữ tập tục cài kim băng trước bụng bầu, nhiều người bất ngờ vì lý do đằng sau đó.

Mang thai 3 tháng đầu: Kiêng đúng - Kiêng sai

Theo Trang Anh
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Tiến sĩ, bác sĩ Phan Chí Thành