Không phải đường ăn nào cũng “sạch”

Ngày 07/09/2013 09:55 AM (GMT+7)

Đường trắng tinh khiết hay còn gọi là đường tinh luyện được sản xuất từ mía bằng công nghệ hiện đại, trong đó sử dụng than hoạt tính để loại bỏ mật vàng, không sử dụng hóa chất tẩy đường nên có màu trắng tự nhiên của tinh thể đường.

Ngành công nghiệp mía đường Việt Nam phát triển muộn so với các nước trong khu vực nhưng đến nay, cả nước đã có hơn 40 nhà máy hoạt động với công suất hằng năm hơn 1,5 triệu tấn. Nguồn nguyên liệu chính để sản xuất đường, cung cấp chất ngọt trên thế giới hiện nay chủ yếu từ cây mía, do ưu thế phù hợp điều kiện thổ nhưỡng, canh tác so với các loại cây khác. Mía còn là nguồn nguyên liệu giàu giá trị dinh dưỡng, nhiều khoáng chất thiết yếu tốt cho sức khỏe con người như vitamin B1, B2, B6, C; các muối vô cơ như canxi, phốt pho, sắt... và các axít hữu cơ.

Đường trắng chưa chắc sạch

Việt Nam có thổ nhưỡng rất phù hợp cho cây mía, vì thế đường tự nhiên chiếm ưu thế. Tuy nhiên, ngoài mặt hàng đường tự nhiên, trên thị trường còn lưu hành loại đường hóa học (còn gọi là đường nhân tạo). Mặt hàng này chủ yếu được sản xuất từ sodium cyclamate (gọi tắt là cyclamate), đây là một chất tạo ngọt màu trắng không mùi, dạng bột tinh thể tan nhiều trong nước và có vị ngọt gấp 30-50 lần đường mía. Chất cyclamate khi vào cơ thể sẽ được vi khuẩn đường ruột chuyển thành mono hay dicyclohexylamine, là chất gây ung thư gan, thận, phổi, bàng quang.

Không phải đường ăn nào cũng “sạch” - 1

Đường sạch phải được sản xuất từ nhà máy hiện đại

Hiện nay, hằng ngày, người tiêu dùng vẫn đang tiêu thụ một lượng đáng kể các loại đường trôi nổi, không nhãn mác thường gọi là đường cát trắng. Hầu hết các loại đường được bày bán tại các sạp tạp hóa, chợ và các cửa hàng nhỏ lẻ không kiểm soát được chất lượng về an toàn vệ sinh thực phẩm. Do vậy, đối với sản phẩm đường, “trắng” không đồng nghĩa với “sạch”. Các loại đường trắng này có thể là đường do các cơ sở thủ công chế biến với tiêu chuẩn vệ sinh không bảo đảm do không có sự kiểm định chất lượng từ các cơ quan chức năng, cũng có thể đó là đường từ nguồn nhập lậu. Do trốn thuế nên đường nhập lậu thường không chứng minh được nguồn gốc, hạn sử dụng, đa phần thường bày bán “lộ thiên” gây ra nguy cơ nhiễm vi sinh rất cao.

Người tiêu dùng chọn đường không nhãn mác, đường trôi nổi phần lớn vì sự thuận tiện, vì thói quen đã có từ lâu và có thể tiết kiệm được 2.000-3.000 đồng/kg so với đường có thương hiệu được đóng túi với nhãn mác riêng.

Đường tinh luyện

Đường trắng tinh khiết hay còn gọi là đường tinh luyện được sản xuất từ mía bằng công nghệ hiện đại, trong đó sử dụng than hoạt tính để loại bỏ mật vàng, không sử dụng hóa chất tẩy đường nên có màu trắng tự nhiên của tinh thể đường. Để sản xuất ra loại đường tinh khiết như đường Biên Hòa Pure, đường Bonsu của Bourbon Tây Ninh và một số sản phẩm có thương hiệu khác đang được bán trên thị trường hiện nay là cả một quy trình công nghệ hiện đại.

Các nhà sản xuất phải rất chú trọng đến công nghệ chế luyện đường, tuân thủ nghiêm ngặt vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm theo đúng quy định của các cơ quan chức năng để tạo ra sản phẩm có độ tinh khiết rất cao và bảo đảm được chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm.

Đường là một sản phẩm “đồng hành” với sức khỏe và cuộc sống hằng ngày của mọi người, mọi gia đình. Do vậy, nếu người tiêu dùng vì thiếu thông tin và kiến thức, có những lựa chọn không đúng đắn, sẽ để lại không ít “vị đắng” cho sức khỏe.

Theo Phương Phương (Người lao động)
Nguồn:

Tin liên quan