Học nói là điều con người cần dùng cả đời để học. Mối quan hệ càng thân thiết thì bạn càng phải cẩn thận trong từng câu từng chữ mình nói ra để tránh những điều không may phát ra từ miệng mình.
Người ta nói, hai vợ chồng cần phải thành thật với nhau, không nên giấu giếm điều gì và phải nói hết tất cả những gì về mình với nửa kia. Tuy nhiên, đó là một hành động dại dột.
Trong hôn nhân, là người khéo léo sẽ biết điều gì nên nói, điều gì nên giữ kín trong lòng, bởi không phải điều gì cứ nói toạc ra đã là tốt. Có những điều nói ra rồi không những không giúp tình cảm vợ chồng khăng khít hơn mà còn có thể gieo mầm mống nghi ngờ, bất an, sự khó chịu trong lòng đối phương, đe dọa cuộc hôn nhân của bạn.
Bạn nên nhớ rằng, để mối quan hệ vợ chồng tốt đẹp thì cần phải thành thật với nhau, nhưng thành thật không có nghĩa là thú nhận tất cả. Dù bạn là vợ hay chồng, bạn cũng nên học cách giữ những bí mật nhất định, đặc biệt là một số vấn đề riêng tư không ảnh hưởng đến cuộc sống gia đình thì chúng ta nên học cách giữ bí mật một cách thích hợp.
Kỳ thực, hôn nhân muốn tốt đẹp thì phải biết cách quản lý. Dù quan hệ vợ chồng có tốt đến đâu thì 3 bí mật này cũng phải giữ trong lòng, không bao giờ được nói cho nhau biết!
(Ảnh minh họa)
1. Lịch sử tình trường của bản thân
Không phải cặp vợ chồng nào khi đến với nhau cũng là mối tình đầu của nhau, đa số mọi người đều trải qua vài mối tình rồi mới tìm được người thực sự phù hợp với mình để kết hôn.
Chuyện đó chẳng có gì là sai trái cả, bạn cũng chẳng cần phải khai ra lịch sử tình trường của mình với nửa kia để làm gì. Những cảm xúc đó đã là quá khứ, và bây giờ bạn đã có gia đình riêng nên không cần thiết phải mang những kỷ niệm đó phơi ra.
Nói ra đôi khi sẽ khiến nửa kia nổi lòng ghen tuông, âm thầm so sánh bản thân họ với tình cũ của bạn, thậm chí khiến hai vợ chồng xảy ra mâu thuẫn. Vì một người cũ mà khiến tình cảm vợ chồng sứt mẻ liệu có đáng không?
Vì vậy, tốt hơn hết bạn nên lưu giữ những kỷ niệm đó trong đáy lòng. Điều này không chỉ tôn trọng mối quan hệ đó mà còn tôn trọng cuộc hôn nhân của chính bạn.
2. Ý kiến của gia đình về người bạn đời của bạn
Trong cuộc sống hôn nhân, vợ chồng là chủ thể chính, dù có xen vào tình cảm gia đình hay tình bạn bao nhiêu thì cả hai cũng phải đặt nhau lên hàng đầu.
Có thể các thành viên trong gia đình bạn không thích bạn đời của bạn và thỉnh thoảng họ sẽ phàn nàn, bày tỏ ý kiến. Thực ra điều này cũng bình thường, nhưng nếu muốn có mối quan hệ vợ chồng tốt đẹp thì đừng truyền đạt những ý kiến này cho nửa kia của bạn.
Khi một cặp vợ chồng sống cùng nhau, điều quan trọng nhất là bạn cảm thấy thế nào. Không cần thiết phải truyền đạt chi tiết ý kiến, thái độ của các thành viên trong gia đình cho vợ/chồng. Nếu bạn nói với bạn đời những bí mật này sẽ dễ gây hiểu lầm và khiến vợ/chồng bạn oán giận, có thành kiến với gia đình bạn.
(Ảnh minh họa)
3. Quỹ riêng của mình
Bất kể bạn là nam hay nữ, nếu bạn dự định coi tài sản có được trước khi kết hôn là tài sản riêng của mình hoặc để lại cho cha mẹ thì không cần phải nói cho nửa kia biết. Vì nói ra có thể khiến nửa kia cảm thấy buồn, khó chịu, có cảm giác bạn đang đề phòng và không tôn trọng họ.
Mặt khác, việc giữ cho mình một “quỹ đen” rất có lợi cho việc duy trì mối quan hệ vợ chồng. Chẳng hạn như nếu một người đàn ông muốn mời bạn bè đi ăn tối, đi cafe và người vợ không đồng ý thì lúc này, bạn có thể dùng “quỹ đen” của mình để tránh cho vợ chồng xảy ra xung đột.
Một cuộc hôn nhân tốt đẹp được quản lý bằng sự quan tâm, kiên nhẫn và trái tim. Học nói là điều con người cần dùng cả đời để học.
Mối quan hệ càng thân thiết thì bạn càng phải cẩn thận trong từng câu từng chữ mình nói ra để tránh những điều không may phát ra từ miệng mình.
Khi yêu nhau cũng có rất nhiều điều cấm kỵ, có những lời thà giữ trong bụng hơn là nói ra, nhằm tránh xung đột.