Có lần mẹ anh từ quê ra nhà trọ tìm con trai và bị tông xe ngay đầu ngõ nhà tôi, chính tôi đã dìu bà vào nhà chăm sóc và đưa lên tận phòng anh ngồi chờ.
Nhà tôi ở Thái Bình nhưng bố mẹ kinh doanh bất động sản nhiều năm nên cũng có của ăn của để. Ngoài căn nhà đang ở, họ còn có cả 3 tòa chung cư nhỏ gần đó cho thuê. Vì thế có thể nói cuộc sống của tôi khá sung túc.
Do chỉ có mình tôi là con gái nên bố mẹ đầu tư cho tôi ăn học nhiều lắm. Khi lên thủ đô học đại học, họ còn thuê cho tôi 1 phòng trọ rất tiện nghi, đảm bảo cho con gái có cuộc sống thoải mái nhất. Tôi cũng không phụ mong mỏi của bố mẹ luôn cố gắng học tập và làm thêm.
Huy đưa ra hàng trăm ngàn lý do để bắt tôi đi làm thủ thuật bỏ thai. (Ảnh minh họa)
Sang năm cuối đại học thì tôi gặp và dại dột yêu Huy - một chàng trai hơn tôi 3 tuổi, đẹp trai nhưng chơi bời. Quen nhau 1 thời gian thì tôi lỡ dính bầu ngoài ý muốn. Ngày chìa que thử thai 2 vạch ra những tưởng Huy sẽ vui mừng nhưng anh lại tái mặt bảo bỏ đứa bé.
Huy đưa ra hàng trăm ngàn lý do để bắt tôi đi làm thủ thuật. Nào là 2 đứa còn quá trẻ, lúc lại bảo chưa sẵn sàng làm bố, khi thì bảo nếu tôi không nghe sẽ chia tay, tôi giữ lại phải tự đẻ và nuôi dưỡng.
Biết yêu phải gã đàn ông chẳng ra gì, tôi quyết chia tay Huy dứt khoát. Tôi cũng một mình đến viện để thăm khám và làm thủ thuật bỏ thai. Tất nhiên tôi giấu bố mẹ và tất cả các bạn bè mình.
Đến viện làm thủ thuật, tôi gặp một bác sĩ nam còn rất trẻ tên Luân. Ngay lúc đầu gặp, bác sĩ đã ân cần với tôi. Sau khi thăm khám, bác sĩ hỏi tôi:
“Sao thai nhi đã 12 tuần và đang rất khỏe mạnh mà em lại muốn bỏ. Em có biết việc bỏ thai nguy hiểm với sức khỏe lắm không. Thậm chí nếu biến chứng xảy ra, em còn phải đối mặt với tình trạng không thể làm mẹ được trong tương lai đấy. Thế nào em quyết định giữ thai lại chứ?”.
Dù bác sĩ ra sức thuyết phục giữ nhưng tôi vẫn nhất quyết muốn bỏ đứa bé trong bụng này. Sau nói mãi thấy tôi vẫn dứt khoát, nam bác sĩ trẻ nắm lấy tay tôi thì thầm:
“Nếu em đã quyết bỏ đứa bé vì sợ điều tiếng này kia thì tôi xin được làm cha của đứa trẻ, em có đồng ý không?”.
Tai tôi ù đi khi nghe thấy bác sĩ nói vậy. Còn đang định hỏi tại sao 1 bác sĩ xa lạ lại nói thế thì lúc này anh cởi khẩu trang ra:
“Đã nhận ra anh là ai chưa? Anh chính là Luân – trước trọ học ở chung cư của nhà em mấy năm đây, nhớ chưa?”.
Trong khi tôi lục lại ký ức thì anh kể dù tôi kém 8 tuổi nhưng anh luôn nhớ rất rõ về tôi khi trọ học để học ở đại học Y Thái Bình. Anh nói khi ấy tôi chỉ là cô gái cấp 2 nhưng rất hoạt bát, nhân từ.
Có lần mẹ anh từ quê ra nhà trọ tìm con trai và bị tông xe ngay đầu ngõ nhà tôi, chính tôi đã dìu bà vào nhà chăm sóc và đưa lên tận phòng anh ngồi chờ. Khi ấy anh đã tự nhủ sau này khi đã là bác sĩ sẽ quay lại cưa bằng được tôi làm vợ. Nhưng theo dõi facebook thì biết tôi đã có bạn trai nên mọi hy vọng trong anh tan biến, giờ lại gặp tôi trong hoàn cảnh trớ trêu này.
Dù bác sĩ ra sức thuyết phục giữ nhưng tôi vẫn nhất quyết muốn bỏ đứa bé trong bụng này. (Ảnh minh họa)
Anh còn bảo đây có lẽ là duyên phận đưa đẩy nên sẽ không để tôi vụt khỏi tầm tay mình nữa. Suốt từ đó đến giờ, Luân luôn ở bên cạnh, chăm sóc cho tôi như bạn trai. Do là bác sĩ phụ khoa nên anh rất biết cách chăm sóc mẹ bầu từ ăn uống đến kiểm tra định kỳ… Điều này khiến tôi rất hạnh phúc và cảm nhận được tấm chân tình của anh.
Đặc biệt bố mẹ ở quê biết tôi có bạn trai là bác sĩ và đang bầu nên rất vui. Cả nhà bảo khi con tôi chào đời 1 thời gian sẽ tổ chức đám cưới. Thật sự tôi chẳng ngờ lúc sắp “chết đuối” lại vớ được 1 chiếc cọc vững chắc như vậy. Giờ ngày nào với tôi cũng tươi hồng. Tôi chỉ có một nhiệm vụ duy nhất là tập trung dưỡng thai 20 tuần cho tốt nhất thôi cả nhà ạ.
Cách chăm sóc thai 20 tuần
Chăm sóc mẹ bầu trong giai đoạn thai 20 tuần để đảm bảo sức khỏe cũng như sự phát triển của cả mẹ và thai nhi. Dưới đây là một số yếu tố quan trọng mẹ bầu cần chú ý khi chăm sóc bản thân:
Chế độ ăn uống lành mạnh: Một chế độ ăn uống cân đối, giàu dinh dưỡng rất quan trọng trong giai đoạn này. Mẹ bầu cần tăng cường tiêu thụ các loại thực phẩm giàu axit folic, canxi, sắt và protein. Chị em nên ăn nhiều rau quả, ngũ cốc, thịt, cá, đậu hoặc sản phẩm từ sữa để đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cả mẹ và thai nhi.
Uống đủ nước: Mẹ bầu cần uống đủ lượng nước hàng ngày để duy trì sự cân bằng nước trong cơ thể. Nước giúp cung cấp độ ẩm, hỗ trợ sự phát triển của thai nhi cũng như giảm nguy cơ táo bón thai kỳ.
Thực hiện các bài tập nhẹ nhàng: Tham gia vào các hoạt động thể chất nhẹ nhàng, an toàn như đi bộ, bơi lội hoặc các bài tập dưỡng sinh đơn giản sẽ giúp tăng cường lưu thông tuần hoàn, duy trì cân nặng hợp lý, giảm nguy cơ mắc rối loạn chuyển hóa, bệnh lý tim mạch.
Kiểm tra định kỳ: Mẹ bầu nên tuân thủ lịch trình khám thai định kỳ, thực hiện các xét nghiệm được chỉ định như xét nghiệm máu, siêu âm hoặc thăm dò cận lâm sàng khác sẽ giúp bác sĩ theo dõi dấu hiệu thai 12 tuần khỏe mạnh cũng như phát hiện sớm các vấn đề tiềm ẩn.
Nghỉ ngơi đầy đủ: Việc duy trì cân bằng giữa công việc và nghỉ ngơi là rất quan trọng. Mẹ bầu cần đảm bảo có đủ giấc ngủ, thư giãn để giảm căng thẳng, mệt mỏi. Điều này bao gồm việc giảm công việc nặng, lên kế hoạch cho những khoảng thời gian nghỉ ngơi, đồng thời thực hiện các hoạt động thư giãn như yoga hoặc thiền định.
Tránh các chất gây hại: Mẹ bầu cần tránh tiếp xúc với chất độc hại như thuốc lá, rượu, ma túy... Ngoài ra, cần hạn chế tiếp xúc với các chất hóa học gây hại có trong môi trường làm việc hoặc gia đình.