Tôi nhận ra, chồng dần đánh mất trách nhiệm dành cho gia đình. Anh không còn quan tâm đến điều kiện sống của gia đình cũng như nhu cầu tình cảm của hai vợ chồng như trước nữa.
Năm nay tôi 45 tuổi. Tôi và chồng đã kết hôn được 20 năm, chúng tôi đã cùng nhau trải qua rất nhiều thử thách và chứng kiến sự trưởng thành của nhau. Nhưng khi thời gian trôi qua, tôi nhận thấy một số thói quen của chồng ngày càng trở nên khó chịu hơn. Đặc biệt, sau khi anh ấy bước sang tuổi 50, tôi cảm thấy một nỗi buồn và sự bất lực chưa từng có.
Và khi đã đi được nửa chặng đường của cuộc đời, tôi nhận ra nỗi buồn lớn nhất của phụ nữ không phải là mình nghèo, mà là chồng đã ngoài 50 tuổi vẫn ở 2 trạng thái này.
Ảnh minh họa
1. Thiếu tinh thần trách nhiệm với gia đình và thờ ơ với người khác
Tôi nhận ra, chồng dần đánh mất trách nhiệm dành cho gia đình. Anh không còn quan tâm đến điều kiện sống của gia đình cũng như nhu cầu tình cảm của hai vợ chồng như trước nữa và có vẻ thờ ơ với mọi chuyện trong nhà. Hàng ngày tan sở về nhà, anh chỉ nghịch điện thoại và xem TV, như thể tôi, mẹ chúng tôi và các con không tồn tại trong mắt anh ấy.
Một lần con gái bị ốm phải nhập viện, trong lúc tôi bận rộn lo lắng, tôi đã hy vọng chồng sẽ giúp đỡ. Nhưng anh chỉ lạnh lùng đáp: "Tôi không phải bác sĩ, tôi đến cũng chẳng giúp được gì”. Câu nói này khiến tôi cảm thấy vô cùng thất vọng và đau lòng. Tôi nhận ra rằng chồng mình không còn là người sẵn sàng hy sinh vì gia đình như trước đây nữa.
Điều đáng buồn hơn là sự lạnh nhạt không chỉ diễn ra với con gái mà còn với chính tôi. Cuộc sống hôn nhân của chúng tôi đã trở nên nhạt nhẽo, đầy sự xa cách và lạnh lẽo. Và tôi hiểu rằng, tất cả những điều này xuất phát từ việc chồng thiếu trách nhiệm với gia đình.
Ảnh minh họa
2. Chồng có tính cách ngang bướng, không chịu lắng nghe ý kiến của người khác
Ngoài vấn đề trên, chồng tôi còn có một khuyết điểm nữa mà tôi thực sự không thể chịu nổi, đó là anh quá ngang bướng, không biết lắng nghe ý kiến của người khác. Anh ấy luôn cảm thấy mọi việc mình làm đều đúng còn những người khác đều sai. Cho dù có làm sai điều gì thì anh ấy cũng không bao giờ thừa nhận chứ đừng nói đến việc chủ động sửa chữa.
Nhớ có lần chúng tôi cãi nhau vì một chuyện nhỏ. Tôi đã chỉ ra chỗ sai cho anh, hy vọng anh sẽ sửa chữa. Không ngờ anh bỗng nổi giận và cho rằng tôi đang chỉ trích, dạy đời anh. Câu nói: “Tôi đã hơn 50 tuổi, cần gì cô phải dạy tôi cách làm việc?” khiến tôi vừa tức giận vừa cảm thấy bất lực.
Sự ngang bướng và tự cho mình là đúng của anh không chỉ gây ra những xung đột trong hôn nhân mà còn khiến tôi lo lắng về tương lai của anh. Một người không biết tiếp thu ý kiến của người khác sẽ khó có thể tiến bộ trong cuộc sống và công việc.
Tình trạng này không chỉ đe dọa hạnh phúc gia đình mà còn làm cho tương lai của anh trở nên u ám. Tôi cảm thấy buồn khi nghĩ về một người chồng đã lớn tuổi nhưng vẫn mắc kẹt trong những suy nghĩ tiêu cực như thế.
Hôn nhân cần sự nỗ lực từ cả hai phía. Nếu một trong hai người đã mất đi niềm đam mê và trách nhiệm với cuộc sống, mối quan hệ sẽ khó mà duy trì. Tôi đã cố gắng giao tiếp với chồng, hy vọng anh nhận ra vấn đề và thay đổi. Tuy nhiên, anh luôn tỏ ra thờ ơ, như thể mọi chuyện không liên quan đến mình vậy.